Du học – Định cư không còn là khái niệm xa lạ với nhiều người Việt Nam trong thời kì hội nhập. Nhưng xu hướng du học – định cư tại quốc gia nào, khu vực nào đang có điều kiện phát triển tốt nhất, gặp nhiều điều thuận lợi nhất? Chúng ta hãy cùng đi tìm câu trả lời.
Canada được biết đến là một quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh, với tốc độ tăng trưởng dẫn đầu nhóm G7 năm 2017 (theo IMF) đồng thời có nền giáo dục hiện đại sánh ngang các nước Anh, Mỹ, Úc…Và một điểm nổi bật khác về Canada là đất nước này cực kỳ hoan nghênh những người nhập cư. Hơn 1/5 dân số Canada là dân nhập cư. Trong năm 2018, Chính phủ liên bang của Canada đã thông báo kế hoạch nhập cư trong năm nay sẽ chấp nhận trên 300.000 cư dân Canada thường trú, phần lớn sẽ được lựa chọn từ các chương trình nhập cư kinh tế như Canada Express Entry, Quebec Skilled Worker và các Chương trình đề cử tỉnh bang (PNPs).
1. Thực trạng nguồn lực lao động tại Canada và cơ hội cho sinh viên quốc tế:
Theo khảo sát quý II năm 2017 của jobbank.gc.ca, số lượng lao động đang thiếu hụt tại Canada là 460.000 người, tăng hơn 67.000 người (17,2%) so với cùng kỳ năm 2016. Sự thiếu hụt lao động này xảy ra đều khắp các tỉnh bang của Canada. Tỉnh Ontario tỷ lệ thiếu hụt tăng 12% so với năm ngoái, tập trung chủ yếu vào các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, đánh bắt thủy hải sản, các ngành nghệ thuật và giải trí. Tỉnh Quebec tỷ lệ thiếu hụt tăng 25%, tập trung chủ yếu vào các ngành xây dựng, văn hóa thông tin, khai thác mỏ, dầu khí. Tỉnh bang British Columbia có tỷ lệ thiếu hụt lao động tăng tới 18,8%, tập trung tại các ngành dịch vụ du lịch, ăn uống, dịch vụ tài chính và xây dựng.
Sự thiếu hụt lao động diễn ra ngày càng trầm trọng là do lực lượng lao động bản địa không thể đáp ứng được quy mô nhân sự tương ứng với nhu cầu của nền kinh tế Canada. Đồng thời dân số Canada đang có xu hướng “già hóa”, số cư dân có độ tuổi từ 65 trở lên đông hơn số cư dân có độ tuổi 15 trở xuống. Tỷ lệ tăng dân số trong nhóm tuổi nghỉ hưu ở nước này đang nhanh hơn gấp 4 lần tỷ lệ tăng dân số nói chung. Theo các số liệu của Trading Economics cho thấy tỷ lệ dân cư tham gia vào lực lượng lao động lại đang ngày càng giảm đi, tỷ lệ này đạt gần 67% trong năm 2011 nhưng chỉ còn 65.8% trong năm 2016. Điều này đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều người dân Canada hết độ tuổi lao động và lực lượng lao động trẻ không đủ để bù đắp tỷ lệ nghỉ hưu.
Tốc độ gia tăng dân số Canada đang có xu hướng giảm dần trong nhiều năm gần đây
Đồng thời theo thống kê mới nhất thì tổng tỷ lệ dân số phụ thuộc ở Canada là 50,5% năm 2017. Tỷ lệ dân số phụ thuộc là tỷ lệ của những người không có khả năng lao động (người phụ thuộc) trên lực lượng lao động của một quốc gia. Phần phụ thuộc bao gồm dân số dưới 15 tuổi và người từ 65 tuổi trở lên. Lực lượng lao động bao gồm dân số từ 15 đến 64 tuổi. Số liệu này cho thấy số người phụ thuộc hơn một nửa số lực lượng lao động, tức chiếm hơn 1/3 tổng dân số quốc gia. Trong khi đó cầu lao động của nền kinh tế có xu hướng ngày càng tăng, và tập trung chủ yếu vào nhóm lao động có trình độ cao (tốt nghiệp cao đẳng, đại học hoặc cấp quản lý). Chứng tỏ thị trường lao động luôn “hoan nghênh” các bạn trẻ tốt nghiệp cao đẳng, đại học sau khi ra trường có thể tham gia ngay vào nền kinh tế.
Nhu cầu lao động tại Canada gia đoạn 2015 – 2024
Dân số đang “già hóa”, tỉ lệ về hưu cao hơn tỉ lệ tham gia lao động…. là những nguyên nhân chính dẫn tới thiếu hụt lao động và cũng là lý do khiến Chính phủ Canada đưa ra nhiều chính sách hấp dẫn lao động quốc tế, khuyến khích lao động là các sinh viên quốc tế được đào tạo bài bản ở Canada.
Có thể nói giai đoạn 2018 – 2020 là giai đoạn bùng nổ về cơ hội học tập, làm việc và định cư tại Canada khi mà chính phủ luôn đưa các chính sách thu hút nguồn lực và sinh viên quốc tế như:
- Chính sách Visa ưu tiên không phải chứng minh tài chính CES. Chi tiết chính sách tham khảo tại: https://edugo.vn/thong-tin-chinh-thuc-chuong-trinh-canada-express-study-ces-2018
- Chính sách định cư ưu tiên dành cho sinh viên học tập tại Canada
- Chính sách cho phép sinh viên sau khi kết thúc học tập tại Canada được phép ở lại Canada sau tốt nghiệp 1 – 3 năm để làm việc.
- Kế hoạch thu hút 1.000.000 di dân trong vòng 3 năm tới (2018 – 2020)
- Các gói tài chính nhằm xây dựng đa dạng các chương trình Co.op giúp sinh viên ra trường có thể làm việc được luôn tại các doanh nghiệp
- Mỗi tỉnh bang Canada đều có chính sách định cư riêng để thu hút nguồn lực và sinh viên quốc tế như: British Columbia, Saskatchewan, Alberta, Manitoba, New Brunswick, (Saskatchewan là tỉnh bang duy nhất còn chính sách hoàn trả 30% học phí cho sinh viên quốc tế).
2. Các chương trình định cư của Canada và sinh viên quốc tế học ngành gì để định cư:
Hiện nay, để trở thành “ứng viên sáng giá” nhận được thư mời định cư của Chính phủ Canada, các bạn phải đạt được điểm số cao qua hệ thống Express Entry (EE) - Là hệ thống quản lý và tính điểm các hồ sơ định cư Canada theo nhóm chương trình định cư kinh tế nhất định, bao gồm: Chương trình lao động tài năng (Global Talent Stream - GTS); Chương trình lao động lành nghề liên bang (Federal Skilled Workers - FSW); Chương trình Lao động có tay nghề chuyên môn của liên bang (Federal Skilled Trades - FST); Chương trình Lao động có kinh nghiệm làm việc tại Canada (Canadian Experience Class - CEC) và chương trình đề cử tỉnh bang (Provincial Nominee Program - PNPs).
Bảng thống kê top 10 mã ngành nghề nhận được nhiều thư mời định cư nhất 2016
Vào năm 2016, các ứng cử viên thuộc nhóm ngành Công nghệ thông tin (NOC 21) là top 3 chiếm lượng lớn nhất các ứng viên được định cư, theo sau ở vị trí thứ 4, 5 là ngành đầu bếp (NOC 6322) và giám sát viên dịch vụ thực phẩm (NOC 6311). Ở các vị trí kế tiếp là ngành Giáo sư, giảng viên đại học; Thiết kế đồ họa; Chuyên viên quảng cáo, marketing, quan hệ công chúng; kế toán, kiểm toán tài chính và ngành giám sát viên chuỗi bán lẻ (NOC 6211) chốt xếp hạng thứ 10. Để xác định xu hướng những ngành nghề sẽ được “chào đón” dễ dàng định cư năm 2018 tại Canada, chúng ta cần đánh giá thông qua các chương trình nhỏ trong hệ thống EE.
Chương trình GTS – Dựa trên nhu cầu của các nhà tuyển dụng và nguồn cung lao động đang thiếu hụt trong nước, danh sách ngành nghề theo chương trình này đã được đưa ra gồm:
Canada được biết đến là một quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh, với tốc độ tăng trưởng dẫn đầu nhóm G7 năm 2017 (theo IMF) đồng thời có nền giáo dục hiện đại sánh ngang các nước Anh, Mỹ, Úc…Và một điểm nổi bật khác về Canada là đất nước này cực kỳ hoan nghênh những người nhập cư. Hơn 1/5 dân số Canada là dân nhập cư. Trong năm 2018, Chính phủ liên bang của Canada đã thông báo kế hoạch nhập cư trong năm nay sẽ chấp nhận trên 300.000 cư dân Canada thường trú, phần lớn sẽ được lựa chọn từ các chương trình nhập cư kinh tế như Canada Express Entry, Quebec Skilled Worker và các Chương trình đề cử tỉnh bang (PNPs).
1. Thực trạng nguồn lực lao động tại Canada và cơ hội cho sinh viên quốc tế:
Theo khảo sát quý II năm 2017 của jobbank.gc.ca, số lượng lao động đang thiếu hụt tại Canada là 460.000 người, tăng hơn 67.000 người (17,2%) so với cùng kỳ năm 2016. Sự thiếu hụt lao động này xảy ra đều khắp các tỉnh bang của Canada. Tỉnh Ontario tỷ lệ thiếu hụt tăng 12% so với năm ngoái, tập trung chủ yếu vào các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, đánh bắt thủy hải sản, các ngành nghệ thuật và giải trí. Tỉnh Quebec tỷ lệ thiếu hụt tăng 25%, tập trung chủ yếu vào các ngành xây dựng, văn hóa thông tin, khai thác mỏ, dầu khí. Tỉnh bang British Columbia có tỷ lệ thiếu hụt lao động tăng tới 18,8%, tập trung tại các ngành dịch vụ du lịch, ăn uống, dịch vụ tài chính và xây dựng.
Sự thiếu hụt lao động diễn ra ngày càng trầm trọng là do lực lượng lao động bản địa không thể đáp ứng được quy mô nhân sự tương ứng với nhu cầu của nền kinh tế Canada. Đồng thời dân số Canada đang có xu hướng “già hóa”, số cư dân có độ tuổi từ 65 trở lên đông hơn số cư dân có độ tuổi 15 trở xuống. Tỷ lệ tăng dân số trong nhóm tuổi nghỉ hưu ở nước này đang nhanh hơn gấp 4 lần tỷ lệ tăng dân số nói chung. Theo các số liệu của Trading Economics cho thấy tỷ lệ dân cư tham gia vào lực lượng lao động lại đang ngày càng giảm đi, tỷ lệ này đạt gần 67% trong năm 2011 nhưng chỉ còn 65.8% trong năm 2016. Điều này đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều người dân Canada hết độ tuổi lao động và lực lượng lao động trẻ không đủ để bù đắp tỷ lệ nghỉ hưu.
Tốc độ gia tăng dân số Canada đang có xu hướng giảm dần trong nhiều năm gần đây
Đồng thời theo thống kê mới nhất thì tổng tỷ lệ dân số phụ thuộc ở Canada là 50,5% năm 2017. Tỷ lệ dân số phụ thuộc là tỷ lệ của những người không có khả năng lao động (người phụ thuộc) trên lực lượng lao động của một quốc gia. Phần phụ thuộc bao gồm dân số dưới 15 tuổi và người từ 65 tuổi trở lên. Lực lượng lao động bao gồm dân số từ 15 đến 64 tuổi. Số liệu này cho thấy số người phụ thuộc hơn một nửa số lực lượng lao động, tức chiếm hơn 1/3 tổng dân số quốc gia. Trong khi đó cầu lao động của nền kinh tế có xu hướng ngày càng tăng, và tập trung chủ yếu vào nhóm lao động có trình độ cao (tốt nghiệp cao đẳng, đại học hoặc cấp quản lý). Chứng tỏ thị trường lao động luôn “hoan nghênh” các bạn trẻ tốt nghiệp cao đẳng, đại học sau khi ra trường có thể tham gia ngay vào nền kinh tế.
Nhu cầu lao động tại Canada gia đoạn 2015 – 2024
Dân số đang “già hóa”, tỉ lệ về hưu cao hơn tỉ lệ tham gia lao động…. là những nguyên nhân chính dẫn tới thiếu hụt lao động và cũng là lý do khiến Chính phủ Canada đưa ra nhiều chính sách hấp dẫn lao động quốc tế, khuyến khích lao động là các sinh viên quốc tế được đào tạo bài bản ở Canada.
Có thể nói giai đoạn 2018 – 2020 là giai đoạn bùng nổ về cơ hội học tập, làm việc và định cư tại Canada khi mà chính phủ luôn đưa các chính sách thu hút nguồn lực và sinh viên quốc tế như:
- Chính sách Visa ưu tiên không phải chứng minh tài chính CES. Chi tiết chính sách tham khảo tại: https://edugo.vn/thong-tin-chinh-thuc-chuong-trinh-canada-express-study-ces-2018
- Chính sách định cư ưu tiên dành cho sinh viên học tập tại Canada
- Chính sách cho phép sinh viên sau khi kết thúc học tập tại Canada được phép ở lại Canada sau tốt nghiệp 1 – 3 năm để làm việc.
- Kế hoạch thu hút 1.000.000 di dân trong vòng 3 năm tới (2018 – 2020)
- Các gói tài chính nhằm xây dựng đa dạng các chương trình Co.op giúp sinh viên ra trường có thể làm việc được luôn tại các doanh nghiệp
- Mỗi tỉnh bang Canada đều có chính sách định cư riêng để thu hút nguồn lực và sinh viên quốc tế như: British Columbia, Saskatchewan, Alberta, Manitoba, New Brunswick, (Saskatchewan là tỉnh bang duy nhất còn chính sách hoàn trả 30% học phí cho sinh viên quốc tế).
2. Các chương trình định cư của Canada và sinh viên quốc tế học ngành gì để định cư:
Hiện nay, để trở thành “ứng viên sáng giá” nhận được thư mời định cư của Chính phủ Canada, các bạn phải đạt được điểm số cao qua hệ thống Express Entry (EE) - Là hệ thống quản lý và tính điểm các hồ sơ định cư Canada theo nhóm chương trình định cư kinh tế nhất định, bao gồm: Chương trình lao động tài năng (Global Talent Stream - GTS); Chương trình lao động lành nghề liên bang (Federal Skilled Workers - FSW); Chương trình Lao động có tay nghề chuyên môn của liên bang (Federal Skilled Trades - FST); Chương trình Lao động có kinh nghiệm làm việc tại Canada (Canadian Experience Class - CEC) và chương trình đề cử tỉnh bang (Provincial Nominee Program - PNPs).
Bảng thống kê top 10 mã ngành nghề nhận được nhiều thư mời định cư nhất 2016
Vào năm 2016, các ứng cử viên thuộc nhóm ngành Công nghệ thông tin (NOC 21) là top 3 chiếm lượng lớn nhất các ứng viên được định cư, theo sau ở vị trí thứ 4, 5 là ngành đầu bếp (NOC 6322) và giám sát viên dịch vụ thực phẩm (NOC 6311). Ở các vị trí kế tiếp là ngành Giáo sư, giảng viên đại học; Thiết kế đồ họa; Chuyên viên quảng cáo, marketing, quan hệ công chúng; kế toán, kiểm toán tài chính và ngành giám sát viên chuỗi bán lẻ (NOC 6211) chốt xếp hạng thứ 10. Để xác định xu hướng những ngành nghề sẽ được “chào đón” dễ dàng định cư năm 2018 tại Canada, chúng ta cần đánh giá thông qua các chương trình nhỏ trong hệ thống EE.
Chương trình GTS – Dựa trên nhu cầu của các nhà tuyển dụng và nguồn cung lao động đang thiếu hụt trong nước, danh sách ngành nghề theo chương trình này đã được đưa ra gồm:
- NOC 0213: Quản lý hệ thống thông tin và máy tính - Computer and Information System Managers
- NOC 2147: Kỹ sư máy tính (ngoại trừ người thiết kế và kỹ sư phần mềm) - Computer Engineers (except Solfware Engineers and Designers)
- NOC 2171: Tư vấn và phân tích hệ thống thông tin - Information Systems Analysts and Consultants
- NOC 2172: Quản trị viên dữ liệu và người phân tích cơ sở dữ liệu - Database Analysts and Data Administrators
- NOC 2173: Người thiết kế và kỹ sư phần mềm - Solfware Engineers and Designers
- NOC 2174: Lập trình viên và nhà phát triển truyền thông tương tác - Infomation Programmers and Interactive Media Developers
- NOC 2175: Nhà phát triển và thiết kế trang web - Website Designers and Developers
- NOC 2241: Kỹ thuật viên và kỹ sư công nghệ-điện tử - Electrical and Electronics Engineering Technologists and Technicians
- NOC 2283: Kỹ thuật viên kiểm tra hệ thống thông tin - Infomation Systems Testing Technicians
- NOC 5131: Nhà sản xuất, giám đốc sáng tạo, nghệ thuật, kỹ thuật và quản lý dự án - Hiệu ứng hình ảnh và video game - Producer, Technical, Creative and Artistic Director and Project Manager – Visual Effects and Video Game
- NOC 5241: Thiết kế truyền thông đa phương tiện - Digital Media Designers
Các ngành nghề theo danh sách trên có mức lương trung bình từ $75.000 – $80.000
Chương trình FSW - Chương trình này dành cho người lao động thuộc 348 nhóm nghề nghiệp thuộc NOC 0, A, B theo Danh mục phân loại nghề nghiệp quốc gia Canada 2016, trình độ tiếng Anh IELTS từ 6.0 trở lên, không kỹ năng nào dưới 6.0 và có bằng cấp sau trung học phổ thông.
Chương trình FST - Chương trình này đã đi một chặng đường dài để giải quyết tình trạng thiếu lao động có tay nghề ở Canada, và con số này đã tạo ra sự khác biệt trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Chương trình nhằm thu hút công nhân lành nghề từ nước ngoài đến Canada, không chỉ để làm việc mà còn để giải quyết tình trạng thiếu hụt và bắt đầu phát triển một lực lượng lao động có tay nghề cao mới ở nước này. Danh sách ngành nghề ưu tiên theo chương trình này bao gồm:
Chương trình FSW - Chương trình này dành cho người lao động thuộc 348 nhóm nghề nghiệp thuộc NOC 0, A, B theo Danh mục phân loại nghề nghiệp quốc gia Canada 2016, trình độ tiếng Anh IELTS từ 6.0 trở lên, không kỹ năng nào dưới 6.0 và có bằng cấp sau trung học phổ thông.
Chương trình FST - Chương trình này đã đi một chặng đường dài để giải quyết tình trạng thiếu lao động có tay nghề ở Canada, và con số này đã tạo ra sự khác biệt trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Chương trình nhằm thu hút công nhân lành nghề từ nước ngoài đến Canada, không chỉ để làm việc mà còn để giải quyết tình trạng thiếu hụt và bắt đầu phát triển một lực lượng lao động có tay nghề cao mới ở nước này. Danh sách ngành nghề ưu tiên theo chương trình này bao gồm:
- Nhóm nhỏ 632: Bếp trưởng và đầu bếp (Chefs and Cooks)
- Nhóm nhỏ 633: Thợ làm bánh và người bán thực phẩm tươi sống (Butchers and Bakers)
- Nhóm lớn 72: Nhóm ngành về công nghiệp, điện và xây dựng (Industrial, Electrical and Construction Trades)
- Nhóm lớn 73: Nghiệp vụ kinh doanh về bảo dưỡng và vận hành thiết bị (Maintenance and Equipment Operation Trades,)
- Nhóm lớn 82: Các công việc kỹ thuật và giám sát tài nguyên thiên nhiên, nông nghiệp và các sản phẩm liên quan (Supervisors and Technical Jobs in Natural Resources, Agriculture and Related Production)
- Nhóm lớn 92: Giám sát công trình, sản xuất và chế biến; thao tác điều khiển trung tâm (Processing, Manufacturing and Utilities Supervisors and Central Control Operators)
Chương trình CEC - Nếu đã có 01 năm kinh nghiệm làm việc tại Canada trong vòng 03 năm gần nhất, du học sinh và người lao động thuộc 348 nhóm nghề nghiệp NOC có thể lựa chọn chương trình CEC với yêu cầu về IELTS thấp hơn và không yêu cầu bằng cấp. Cụ thể với 137 nhóm nghề nghiệp thuộc NOC 0 và A, trình độ tiếng Anh IELTS tối thiểu là 6.0, không kỹ năng nào dưới 6.0; với 211 nhóm nghề nghiệp thuộc NOC B, trình độ tiếng Anh IELTS tối thiểu là 5.0, trong đó nghe, nói, viết không dưới 5.0 và đọc không dưới 4.0. Đối với nhiều sinh viên quốc tế sau khi tốt nghiệp, CEC là con đường nhanh nhất và đơn giản nhất để đạt được định cư vĩnh viễn. Sau khi hoàn thành một chương trình học hoặc khóa học tại một cơ sở giáo dục Canada, nhiều sinh viên quốc tế có thể ở lại nước này với giấy phép làm việc sau khi tốt nghiệp. Nếu trong thời gian này, sinh viên tốt nghiệp có ít nhất một năm làm việc trong lĩnh vực có tay nghề, chuyên môn hoặc kỹ thuật, họ có thể trở nên đủ điều kiện để nộp hồ sơ xin định cư vào hệ thống Express Entry thuộc chương trình Canadian Experience Class.
Theo thống kê EE năm 2016, top 3 tỉnh bang có lượng đinh cư lớn nhất theo hệ thống EE là Ontario (10.447 người), Alberta (9.492 người), British Columbia (4.700 người) trên tổng số 25.588 người.
Cộng thêm với chính sách Du học Canada không phải chứng minh tài chính. Canada đang hội tụ đầy đủ yếu tố “Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa” để các sinh viên quốc tế thực hiện ước mơ du học và định cư miền đất này.
Xem chi tiết chương trình Canada không phải chứng minh tài chính tại đây: http://edugo.vn/cap-nhat-thong-tin-chinh-thuc-ve-chuong-trinh-sds-ces-thang-032018
Nhằm giúp quý vị có điều kiện trao đổi cũng như tìm hiểu rõ hơn về thông tin du học – định cư tại Canada, kính mời quý vị tham dự hội thảo “Định hướng Du học và Định cư Canada” do Du học EduGo, Cộng đồng Du học GoCanada.vn kết hợp cùng trường Thompson Rivers University:
Tại Hồ Chí Minh:
+ Thời gian: 9:00 thứ 7 ngày 02/06/2018
+ Địa điểm: Tầng 6 tòa nhà Lutaco 173A Nguyễn Văn Trỗi, P. 11, Q. Phú Nhuận, TP. HCM
+ Hotline: 0938.67.68.96
Hội thảo có sự tham gia đại diện trường Thompson Rivers University
Chú ý:
Theo thống kê EE năm 2016, top 3 tỉnh bang có lượng đinh cư lớn nhất theo hệ thống EE là Ontario (10.447 người), Alberta (9.492 người), British Columbia (4.700 người) trên tổng số 25.588 người.
Cộng thêm với chính sách Du học Canada không phải chứng minh tài chính. Canada đang hội tụ đầy đủ yếu tố “Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa” để các sinh viên quốc tế thực hiện ước mơ du học và định cư miền đất này.
Xem chi tiết chương trình Canada không phải chứng minh tài chính tại đây: http://edugo.vn/cap-nhat-thong-tin-chinh-thuc-ve-chuong-trinh-sds-ces-thang-032018
Nhằm giúp quý vị có điều kiện trao đổi cũng như tìm hiểu rõ hơn về thông tin du học – định cư tại Canada, kính mời quý vị tham dự hội thảo “Định hướng Du học và Định cư Canada” do Du học EduGo, Cộng đồng Du học GoCanada.vn kết hợp cùng trường Thompson Rivers University:
Tại Hồ Chí Minh:
+ Thời gian: 9:00 thứ 7 ngày 02/06/2018
+ Địa điểm: Tầng 6 tòa nhà Lutaco 173A Nguyễn Văn Trỗi, P. 11, Q. Phú Nhuận, TP. HCM
+ Hotline: 0938.67.68.96
Hội thảo có sự tham gia đại diện trường Thompson Rivers University
Chú ý:
- Hội thảo giới hạn chỗ ngồi vì vậy EduGo khuyến khích đăng ký trước để được sắp xếp chỗ ngồi.
- Quý vị đăng ký bằng cách đăng ký Online ở trên hoặc gọi trực tiếp vào số Hotline
- Tại hội thảo EduGo có quà tặng dành cho phụ huynh Apply hồ sơ ngay tại tại hội thảo:
+ Tặng lệ phí thi IELTS trị giá 4.750.000đ
+ Tặng gói dịch thuật công chứng 3.500.000đ
+ Tặng gói dịch thuật công chứng 3.500.000đ