Hệ thống giáo dục Mỹ

Nền giáo dục Hoa Kỳ cũng phần nào phản ánh được sự phồn thịnh của một quốc gia có nền kinh tế bậc nhất thế giới. Từ cơ sở vật chất cho đến các kiến thức tại trường học đều được Mỹ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại, nhằm đem lại một trải nghiệm học tập tốt nhất cho học viên. Hệ thống giáo dục Mỹ là lựa chọn hàng đầu, cung cấp cho sinh viên những kỹ năng và kiến thức họ cần để thành công trong trường học và trong cuộc sống.

Đăng ký tài khoản

Cảm ơn bạn đã đăng ký!

Success
Mục lục

    I.Tổng hợp chung

    Nền giáo dục Hoa Kỳ cũng phần nào phản ánh được sự phồn thịnh của một quốc gia có nền kinh tế bậc nhất thế giới. Từ cơ sở vật chất cho đến các kiến thức tại trường học đều được Mỹ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại, nhằm đem lại một trải nghiệm học tập tốt nhất cho học viên. Hệ thống giáo dục Mỹ là lựa chọn hàng đầu, cung cấp cho sinh viên những kỹ năng và kiến thức họ cần để thành công trong trường học và trong cuộc sống.

    II. Hệ thống giáo dục Mỹ

    hệ thống giáo dục Mỹ

    Hệ thống giáo dục Mỹ 

    1. Bậc tiểu học - trung học

    Các trường công lập ở Hoa Kỳ đều do Bộ Giáo dục giám sát và chịu trách nhiệm, đảm bảo rằng tất cả trẻ em đều được hưởng một nền giáo dục chất lượng.Thậm chí nhiều bang tại Mỹ còn cung cấp các chương trình trung học miễn phí hoặc có chi phí phải chăng. Không chỉ giúp học sinh trang bị kiến thức mà Giáo dục bậc trung học còn thúc đẩy sự độc lập, sáng tạo, đổi mới là nền móng vững chắc để bước vào cánh cửa đại học.

    Một năm học ở Mỹ thường bắt đầu từ thứ 2 đầu tiên tháng 9 đầu đến đầu hoặc giữa tháng 6

      Học kỳ 1 Kỳ nghỉ mùa đông Học kỳ 1 Kỳ nghỉ mùa xuân  Học kỳ 2  Học kỳ hè 
    Thời gian kéo dài 16-18 tuần 1-2 tuần Tiếp tục học kỳ 1 1 tuần  16-18 tuần 10-11 tuần
    Thời gian bắt đầu Thứ hai đầu tiên của tháng 9  Cuối tháng 12 đến tháng 1   Tháng 3 hoặc tháng 4 Đầu hoặc giữa tháng 6 Từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 9
    hoặc 
    cuối tháng 5 đến giữa tháng 8


    Giống với điểm trung bình ở Việt Nam được đánh giá trên thang điểm 10, GPA là thước đo trên thang 4 cho các thành tích mà học sinh Mỹ đạt được trong năm học.

    Tại Mỹ, mọi người đề cao sự độc lập và học sinh được quen dần với điều đó ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Các em sẽ được tự sắp xếp thời khóa biểu của mình, lựa chọn các môn học không bắt buộc (Thể dục, Ngoại ngữ, Tin học, hay Nghệ thuật) để có thể phát triển bản thân theo định hướng cá nhân.

    Bên cạnh đó, tại một số trường, học sinh còn có thể đăng ký các khóa Advanced Placement (chương trình xếp lớp nâng cao) hoặc International Baccalaureate (Chương trình Tú tài Quốc tế) để đạt được kết quả cạnh tranh hơn khi vào trường đại học. Khi hoàn thành các chương trình này, học sinh có thể dùng số tín chỉ tích lũy để giảm thời gian học đại học.

    2. Bậc đại học

    Là một nền giáo dục đại học nằm trong Top 3 và được công nhận trên  thế giới, Mỹ dường như là sự lựa chọn của rất nhiều sinh viên trên toàn cầu. 

    Không chỉ đa dạng về ngành học mà cơ hội nhận học bổng, học phí cũng như các yêu cầu đầu vào cũng có rất nhiều lựa chọn. Có 3 lựa chọn chính cho sinh viên sau khi nhận được tấm bằng tốt nghiệp trung học:

    a. Cao đẳng cộng đồng (Community College):

    Cao đẳng Cộng đồng là cơ sở cung cấp chương trình giáo dục hệ 2 năm. Sau khi hoàn thành chương trình, sinh viên sẽ được cấp chứng chỉ Associate Degrees và có thể tiếp tục chuyển tiếp lên đại học hoặc cao đẳng để hoàn thành hai năm học còn lại và lấy bằng cử nhân đại học.

    *Ưu điểm của chương trình Cao đẳng Cộng đồng tại Mỹ:

    • Học phí thường dễ thở hơn các trường Đại học/ Cao đẳng.
    • Đặc trưng của các trường cao đẳng cộng đồng là quy mô nhỏ, giúp cho sinh viên luôn nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ các giảng viên.
    • Chính sách tuyển sinh mở rộng cánh cửa cho nhiều đối tượng khác nhau, tạo điều kiện cho·sinh viên học tập.

    *Nhược điểm

    Mặc dù giáo viên tại các trường cao đẳng cộng đồng thường không có bằng cấp cao như ở trường đại học, nhưng họ vẫn phải có bằng đại học, kiến thức để giảng dạy.

    b. Cao đẳng (College):

    Là cơ sở giảng dạy các chương trình giáo dục như đại học Mỹ, nhưng đa phần sẽ đào tạo về một lĩnh vực cụ thể, từ giá trị bằng cử nhân, cho đến chất lượng khóa học đều tương đương nhau. 

    Sự khác biệt ở đây là cao đẳng không có chương trình đào tạo bậc học sau đại học và xét về góc độ quy mô lớp học, đa dạng chuyên ngành thì đại học có phần nhỉnh hơn.

    Sau khi kết thúc 4 năm học cao đẳng, sinh viên có thể đạt được tấm bằng có chất lượng tương đương đại học.

    c. Đại học (University): 

    Đại học Mỹ là nơi giảng dạy các chương trình từ Associate Degrees, Cử nhân, và sau đại học (Thạc sĩ, Tiến sĩ hay thậm chí là Sau Tiến sĩ). Cũng giống như cao đẳng, sau khi kết thúc 4 năm học, sinh viện sẽ nhận được tấm bằng cử nhân danh giá. Tuy nhiên việc tiếp tục chương trình sau đại học sẽ trở nên dễ dàng và ít thủ tục hơn so với cao đẳng.

    3. Bậc sau đại học:

    a. Thạc sĩ 

    Việc có tấm bằng thạc sĩ trong tay cũng giống như đang sỡ hữu chìa khóa vàng để mở khóa nhiều cơ hội làm việc với mức lương hấp dẫn hơn cho sinh viên. Bằng thạc sĩ được các nhà tuyển dụng đánh giá cao vì nó chứng tỏ kiến thức chuyên sâu và kỹ năng làm việc của một người. Vì vậy hiện nay ngày càng có nhiều người sau khi tốt nghiệp đại học quyết định sẽ tiếp tục học lên thạc sĩ.

    Để có thể học thạc sĩ tại Mỹ, sinh viên phải đạt được các điều kiện cơ bản sau:

    • Có bằng cử nhân đại học.
    • Điểm trung bình (GPA) toàn khóa cao.
    • Đa số các ngành đều sẽ yêu cầu GMAT(Graduate Management Admission Test) /GRE (Graduate Record Examination) hoặc LSAT (Law School Admission Test) đối với trường luật và MCAT (Medical College Admission Test) đối với trường Y,..
    • Sinh viên phải nộp portfolio, luận văn hoặc kinh nghiệm tương ứng (với một số ngành đặc thù như Công nghệ thông tin, Y tế, Quản trị,…).

    Trung bình, trình độ thạc sĩ sẽ mất 2 năm để lấy bằng. Phần lớn các quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Hoa Kỳ, chia bằng thạc sĩ của họ thành hai hệ thống:

    • Hệ Thạc sĩ nghiên cứu: (Thạc sĩ Nghệ thuật (MA), Thạc sĩ Khoa học (MSc), Thạc sĩ Nghiên cứu (MRes) và Thạc sĩ Triết học là những Thạc sĩ phổ biến theo cấp độ Nghiên cứu. (MPhil),…nghiên cứu tập trung một lĩnh vực cụ thể và viết một luận án đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của trường đại học. 
    • Hệ Thạc sĩ chuyên ngành: tại đây, sinh viên chủ yếu sẽ được giảng dạy kiến thức và cung cấp các kỹ năng chuyên ngành ở bậc nâng cao. Các chương trình học khi đó cũng rất gần thực tiễn, với nhiều cơ hội cọ xát chuyên môn. Thạc sĩ chuyên ngành thường cho phép sinh viên thực tập trong một công ty, hoặc một tổ chức có liên quan. Các thạc sĩ chuyên ngành phổ biến là Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA), Thạc sĩ Giáo dục (MEd), Thạc sĩ Luật (LLM), Thạc sĩ Mỹ thuật (MFA),..Trong chương trình này, sinh viên sẽ được hướng dẫn trình độ nâng cao về thông tin và khả năng chuyên môn. Chương trình vào thời điểm đó mang đến nhiều cơ hội thực hành và cũng rất có cơ sở trong thực tế. Thực tập tại các doanh nghiệp hoặc tổ chức có nhiệm vụ tương tự thường được cho phép như một phần của chương trình thạc sĩ chuyên ngành. 

    b. Bậc tiến sĩ 

    Chương trình tiến sĩ là một khóa học mơ ước đối với nhiều sinh viên vì trong phần lớn các lĩnh vực nghiên cứu, đây được coi là bằng cấp cao nhất ở một số trường đại học Hoa Kỳ. Thông thường ở bậc học này, nghiên cứu sinh sẽ mất ít nhất 4 năm trở lên để hoàn thành nghiên cứu. 

    *Yêu cầu:

    • Có bằng thạc sĩ.
    • GPA cao (từ 3.4+).
    • Các chứng chỉ TOEFL, GRE/ GMAT, có thành tích nghiên cứu khoa học tốt…
    • Ứng viên phải nộp SOP (Statement of Purpose) thể hiện sự mong muốn và phù hợp với giáo sư và trường học.
    •  Ngoài việc được miễn đóng học phí, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại đa số đại học Mỹ được trả lương hàng năm. Ứng viên có thể kiếm thêm thu nhập bằng công việc trợ lý học tập nếu trường đại học không hỗ trợ tài chính hoặc cung cấp học bổng cho ứng viên.
    Thảo luận