Chương 1: Ra đi
Phần 1: Đi Úc nữa à? Mà tại sao không?
Phần 2: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Nếu bạn nào muốn xin học bổng thì hãy đọc thật kỹ phần này nhé. Tôi sẽ chia sẻ rất thật và kỹ những thứ tôi chuẩn bị. Tuy vậy, tôi lưu ý 1 lần nữa là đây là trường hợp của tôi, các bạn có thể tham khảo chứ đừng máy móc dập khuôn.
Việc đầu tiên là tôi tìm hiểu một cách kỹ càng về học bổng Endeavour, ví dụ như học bổng này yêu cầu gì, tôi có đáp ứng được không, và tôi cần chuẩn bị gì để có một hồ sơ tốt. Sau khi đọc về học bổng, tôi ngồi suy nghĩ mình muốn học về cái gì và thứ tôi trăn trở trong một thời gian dài. Rồi tôi phát hiện ra từ dạo sau khi bố mất, tôi gần như thay đổi rất nhiều suy nghĩ. Tôi đã nghĩ đến cuộc sống với những công việc ý nghĩa, những tác động tích cực mà mình đem lại cho người khác, thay vì chỉ nghĩ đến việc kiếm tiền và là một công dân tốt. Và vì thế, trong suốt những năm đó tôi tham gia kha khá nhiều chuyến đi từ thiện và những công tác xã hội dù hồi ấy tôi chỉ làm theo người khác. Rồi tôi bắt đầu để ý đến việc những kỹ năng của tôi đang có có thể giúp gì cho các tổ chức phi chính phủ hay phi lợi nhuận. Tôi cũng nhận ra xã hội có rất nhiều thứ tôi có thể làm và tôi muốn làm. Ý tưởng hình thành một dự án nhỏ ra đời và đó là làm công tác định hướng cho các em sinh viên năm ba và năm tư. Nói về ý tưởng này, tôi nhớ thời gian tôi làm Nhân sự tại công ty, tôi luôn gặp tình trạng sinh viên mới ra trường không biết cách viết CV hay luôn thiếu kỹ năng khi đi phỏng vấn. Với con mắt người làm tuyển dụng, có lúc tôi thấy khá bực bội với những người trẻ ấy nhưng cũng trong thời gian đó, tôi có đi dạy. Việc đi dạy cũng khiến tôi đến gần với các em hơn. Khi nói chuyện, các em đều nói với tôi rằng “tụi em không biết hỏi ai cả vì bố mẹ không rành lắm/ hay không có thời gian” hay “em không có anh chị để hỏi” hay “em không quen ai bên ngành đó”. Rồi tôi có dịp về trường Đại học Ngân hàng – khoa Ngoại ngữ để nói chuyện với các em sinh viên về việc trau dồi kỹ năng mềm hay đơn giản là cách viết CV và đi phỏng vấn. Tôi thấy rõ ràng các em đang cần người hỗ trợ từ những người đi trước – như một người anh, người chị.
Tôi chia sẻ ý tưởng này với chị Phan Hân – lúc đó chị đang làm Trainer tại Navigos. Chị đồng ý sẽ là một mentor giúp tôi, với tôi thế là đủ (Tôi xin phép không nói quá kỹ về phần dự án này vì nếu để nói về nó và để kể tên những người tôi đã may mắn được giúp đỡ có lẽ sẽ rất dài – và tôi cũng sẽ cần phải kể về mentee nữa – những người “dám” tin tôi và hợp tác với tôi). Tôi chỉ có thể nói tôi rất may mắn khi đã có thể bắt đầu dự án này và càng làm thì cảm giác trong tôi càng “đã”, tôi làm nó một cách say mê, góp nhặt những sai sót và cải thiện. Tôi nhận ra mình mê công việc này, thích trở thành một người có thể tạo ảnh hưởng tích cực cho các bạn trẻ và quan trọng hơn hết tôi nhận ra chân lý “Chỉ một cái vỗ cánh của con bướm có thể làm chệch hướng của một cơn bão ở xa” (ý tưởng này tôi nghe được từ một buổi hội thảo và người đem đến chia sẻ là anh Trần Vinh Dự). Tôi đem hết tâm tư của mình vào phần hồ sơ của mình và nói tôi ao ước mình có thể được học một cách đàng hoàng về việc biến ý tưởng thành dự án, điều hành nó và đem lại sự thay đổi cho các bạn sinh viên và xa hơn là những ai đang cần nó.
Trong khi chuẩn bị hồ sơ, tôi có sự giúp sức của rất nhiều bạn bè. Họ là những người đã bên tôi cùng làm dự án, là người nghe tôi nói thao thao bất tuyệt về ý định (tôi kể cho bạn để tự nghe và tự phản biện mình), là người bạn đã đọc giúp tôi “motivation letter” từ lúc nó chỉ là suy nghĩ bộc phát. Tôi luôn nói mình may mắn vì mình có những người bạn tuyệt vời như thế đó, và vì vậy động lực trong tôi càng lớn, tôi muốn mình cũng có thể truyền đi động lực và giúp đỡ các bạn chạm đến ước mơ nếu các bạn dám ước mơ và dấn thân.
Về phần chuẩn bị hồ sơ thì có 2 bước quan trọng. Tôi phải đi thi IELTS với mục tiêu điểm càng cao càng tốt và tôi cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ hồ sơ (bao gồm cả công chứng và dịch thuật). Phần luyên thi IELTS với tôi tương đối đơn giản vì tôi vốn học tiếng Anh từ lâu và có vốn tiếng Anh kha khá. Tôi không đi học ở trung tâm mà tự ôn tại nhà và mỗi ngày tôi ép mình làm 1 bài test (trừ phần Speaking), rồi làm từ quyển 1 đến 8, và lại quay trở lại quyển 1. Với việc luyện Speaking, tôi hay coi topic và tự lảm nhảm một mình (hehe), có hôm tôi cầm đồng hồ tự canh mình nói mấy phút, đã đủ thuyết phục chưa. Còn phần Writing, tôi tự viết trong thời gian như đi thi và sau đó tự đọc lại để thấy mình bị lỗi gì, hoặc thậm chí có lúc đang viết, tôi đã thấy mình mắc sai lầm như thế nào. Nói chung tôi cho mình 1 tháng như thế và đi thi vào tháng 1. Xin lưu ý là nếu tiếng Anh của bạn không đủ tốt thì việc lên kế hoach học và thi IELTS cần phải kỹ hơn tôi nha.
Chuyện giấy tờ cho phần học bổng thì lại gồm 2 bước. Bước đầu là tôi chuẩn bị giấy tờ cho việc xin học tại trường. Tôi làm công việc này với trung tâm IDP, các bạn ấy rất chuyên nghiệp và tôi có 1 list những giấy tờ cần lo. Sau khi có đủ, tôi sẽ đem đến cho các bạn và chờ Offer. Khi có Offer, thì tôi mới tiến hành làm công việc scan giấy tờ bao gồm Offer để xin HB. Trang web mở nhận hồ sơ từ sớm, tôi sẽ upload dần dần giấy tờ, và save lại, cứ mỗi ngày tôi làm một chút. Trong thời gian chờ Offer, tôi cũng liên hệ với những chỗ trước đây tôi có tham gia hỗ trợ giấy tờ để chứng minh việc tôi đã tham gia thế nào, đồng thời liên hệ với các Referees trình bày về mong muốn xin HB của mình. Riêng đối với các câu hỏi, vì trước đó không biết nên tôi viết thành 1 lá thư về động lực xin HB. Đến khi nộp hồ sơ thì tôi thấy các câu hỏi khá rõ ràng, tuy vậy, cái khó nhất là viết trong 200 chữ hay 500 chữ gì đó. Tôi copy lại câu hỏi ra Word và viết, và sửa đến khi chỉ có 200 từ nhưng diễn đạt được điều tôi muốn, tôi mới trả lời trên Application. Việc viết câu trả lời tốn khá nhiều thời gian của tôi và tôi thường dậy từ rất sớm (4:30am) để viết đến 6am thì bắt đầu tập yoga rồi đi làm. Tôi sửa tới sửa lui rất nhiều phần trả lời, đến khi tôi hoàn toàn yên tâm và bấm nút Submit vào ngày 23/6.
Nói về việc chuẩn bị xin HB này, tôi chỉ có thể nói mình may mắn vì có rất nhiều người hỗ trợ và như ai đó nói “cơ hội thì có rất nhiều nhưng để nắm được cơ hội ấy thì chúng ta cần có sự chuẩn bị từ trước”. Việc xin được HB khiến tôi có một cái nhìn chắc chắn về việc “where there is a will, there is a way” – “có chí thì nên”.
Phần 3: Dọn dẹp và lên đường - to be continued
Việc đầu tiên là tôi tìm hiểu một cách kỹ càng về học bổng Endeavour, ví dụ như học bổng này yêu cầu gì, tôi có đáp ứng được không, và tôi cần chuẩn bị gì để có một hồ sơ tốt. Sau khi đọc về học bổng, tôi ngồi suy nghĩ mình muốn học về cái gì và thứ tôi trăn trở trong một thời gian dài. Rồi tôi phát hiện ra từ dạo sau khi bố mất, tôi gần như thay đổi rất nhiều suy nghĩ. Tôi đã nghĩ đến cuộc sống với những công việc ý nghĩa, những tác động tích cực mà mình đem lại cho người khác, thay vì chỉ nghĩ đến việc kiếm tiền và là một công dân tốt. Và vì thế, trong suốt những năm đó tôi tham gia kha khá nhiều chuyến đi từ thiện và những công tác xã hội dù hồi ấy tôi chỉ làm theo người khác. Rồi tôi bắt đầu để ý đến việc những kỹ năng của tôi đang có có thể giúp gì cho các tổ chức phi chính phủ hay phi lợi nhuận. Tôi cũng nhận ra xã hội có rất nhiều thứ tôi có thể làm và tôi muốn làm. Ý tưởng hình thành một dự án nhỏ ra đời và đó là làm công tác định hướng cho các em sinh viên năm ba và năm tư. Nói về ý tưởng này, tôi nhớ thời gian tôi làm Nhân sự tại công ty, tôi luôn gặp tình trạng sinh viên mới ra trường không biết cách viết CV hay luôn thiếu kỹ năng khi đi phỏng vấn. Với con mắt người làm tuyển dụng, có lúc tôi thấy khá bực bội với những người trẻ ấy nhưng cũng trong thời gian đó, tôi có đi dạy. Việc đi dạy cũng khiến tôi đến gần với các em hơn. Khi nói chuyện, các em đều nói với tôi rằng “tụi em không biết hỏi ai cả vì bố mẹ không rành lắm/ hay không có thời gian” hay “em không có anh chị để hỏi” hay “em không quen ai bên ngành đó”. Rồi tôi có dịp về trường Đại học Ngân hàng – khoa Ngoại ngữ để nói chuyện với các em sinh viên về việc trau dồi kỹ năng mềm hay đơn giản là cách viết CV và đi phỏng vấn. Tôi thấy rõ ràng các em đang cần người hỗ trợ từ những người đi trước – như một người anh, người chị.
Tôi chia sẻ ý tưởng này với chị Phan Hân – lúc đó chị đang làm Trainer tại Navigos. Chị đồng ý sẽ là một mentor giúp tôi, với tôi thế là đủ (Tôi xin phép không nói quá kỹ về phần dự án này vì nếu để nói về nó và để kể tên những người tôi đã may mắn được giúp đỡ có lẽ sẽ rất dài – và tôi cũng sẽ cần phải kể về mentee nữa – những người “dám” tin tôi và hợp tác với tôi). Tôi chỉ có thể nói tôi rất may mắn khi đã có thể bắt đầu dự án này và càng làm thì cảm giác trong tôi càng “đã”, tôi làm nó một cách say mê, góp nhặt những sai sót và cải thiện. Tôi nhận ra mình mê công việc này, thích trở thành một người có thể tạo ảnh hưởng tích cực cho các bạn trẻ và quan trọng hơn hết tôi nhận ra chân lý “Chỉ một cái vỗ cánh của con bướm có thể làm chệch hướng của một cơn bão ở xa” (ý tưởng này tôi nghe được từ một buổi hội thảo và người đem đến chia sẻ là anh Trần Vinh Dự). Tôi đem hết tâm tư của mình vào phần hồ sơ của mình và nói tôi ao ước mình có thể được học một cách đàng hoàng về việc biến ý tưởng thành dự án, điều hành nó và đem lại sự thay đổi cho các bạn sinh viên và xa hơn là những ai đang cần nó.
Trong khi chuẩn bị hồ sơ, tôi có sự giúp sức của rất nhiều bạn bè. Họ là những người đã bên tôi cùng làm dự án, là người nghe tôi nói thao thao bất tuyệt về ý định (tôi kể cho bạn để tự nghe và tự phản biện mình), là người bạn đã đọc giúp tôi “motivation letter” từ lúc nó chỉ là suy nghĩ bộc phát. Tôi luôn nói mình may mắn vì mình có những người bạn tuyệt vời như thế đó, và vì vậy động lực trong tôi càng lớn, tôi muốn mình cũng có thể truyền đi động lực và giúp đỡ các bạn chạm đến ước mơ nếu các bạn dám ước mơ và dấn thân.
Về phần chuẩn bị hồ sơ thì có 2 bước quan trọng. Tôi phải đi thi IELTS với mục tiêu điểm càng cao càng tốt và tôi cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ hồ sơ (bao gồm cả công chứng và dịch thuật). Phần luyên thi IELTS với tôi tương đối đơn giản vì tôi vốn học tiếng Anh từ lâu và có vốn tiếng Anh kha khá. Tôi không đi học ở trung tâm mà tự ôn tại nhà và mỗi ngày tôi ép mình làm 1 bài test (trừ phần Speaking), rồi làm từ quyển 1 đến 8, và lại quay trở lại quyển 1. Với việc luyện Speaking, tôi hay coi topic và tự lảm nhảm một mình (hehe), có hôm tôi cầm đồng hồ tự canh mình nói mấy phút, đã đủ thuyết phục chưa. Còn phần Writing, tôi tự viết trong thời gian như đi thi và sau đó tự đọc lại để thấy mình bị lỗi gì, hoặc thậm chí có lúc đang viết, tôi đã thấy mình mắc sai lầm như thế nào. Nói chung tôi cho mình 1 tháng như thế và đi thi vào tháng 1. Xin lưu ý là nếu tiếng Anh của bạn không đủ tốt thì việc lên kế hoach học và thi IELTS cần phải kỹ hơn tôi nha.
Chuyện giấy tờ cho phần học bổng thì lại gồm 2 bước. Bước đầu là tôi chuẩn bị giấy tờ cho việc xin học tại trường. Tôi làm công việc này với trung tâm IDP, các bạn ấy rất chuyên nghiệp và tôi có 1 list những giấy tờ cần lo. Sau khi có đủ, tôi sẽ đem đến cho các bạn và chờ Offer. Khi có Offer, thì tôi mới tiến hành làm công việc scan giấy tờ bao gồm Offer để xin HB. Trang web mở nhận hồ sơ từ sớm, tôi sẽ upload dần dần giấy tờ, và save lại, cứ mỗi ngày tôi làm một chút. Trong thời gian chờ Offer, tôi cũng liên hệ với những chỗ trước đây tôi có tham gia hỗ trợ giấy tờ để chứng minh việc tôi đã tham gia thế nào, đồng thời liên hệ với các Referees trình bày về mong muốn xin HB của mình. Riêng đối với các câu hỏi, vì trước đó không biết nên tôi viết thành 1 lá thư về động lực xin HB. Đến khi nộp hồ sơ thì tôi thấy các câu hỏi khá rõ ràng, tuy vậy, cái khó nhất là viết trong 200 chữ hay 500 chữ gì đó. Tôi copy lại câu hỏi ra Word và viết, và sửa đến khi chỉ có 200 từ nhưng diễn đạt được điều tôi muốn, tôi mới trả lời trên Application. Việc viết câu trả lời tốn khá nhiều thời gian của tôi và tôi thường dậy từ rất sớm (4:30am) để viết đến 6am thì bắt đầu tập yoga rồi đi làm. Tôi sửa tới sửa lui rất nhiều phần trả lời, đến khi tôi hoàn toàn yên tâm và bấm nút Submit vào ngày 23/6.
Nói về việc chuẩn bị xin HB này, tôi chỉ có thể nói mình may mắn vì có rất nhiều người hỗ trợ và như ai đó nói “cơ hội thì có rất nhiều nhưng để nắm được cơ hội ấy thì chúng ta cần có sự chuẩn bị từ trước”. Việc xin được HB khiến tôi có một cái nhìn chắc chắn về việc “where there is a will, there is a way” – “có chí thì nên”.
Phần 3: Dọn dẹp và lên đường - to be continued
Thu Hà
(Recipient of Endeavor Scholarship)
(Recipient of Endeavor Scholarship)