Chương trình Học bổng Canada - Đông Nam Á và Trao đổi Giáo dục vì Sự phát triển (SEED)

Đăng ký tài khoản

Cảm ơn bạn đã đăng ký!

Success
Mục lục
    Khởi tranh: dành cho niên học 2019-2020
    Thời hạn tham gia:  5/03/2019
    Đối tượng: Các trường tại Canada

    GHI CHÚ: Chỉ có các trường Canada mới có thể nộp đơn giúp cho các ứng viên. Các trường có thể tự thiết lập thời hạn cho việc tiếp nhận tài liệu bổ trợ cho các hồ sơ. 



    Mô tả: Chương trình Học bổng Canada-Đông Nam Á và Trao đổi Giáo dục vì Sự phát triển (SEED) mang đến cho các học sinh/sinh viên, đến tử các nước thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN),những cơ hội tham gia chương trình trao đổi hoặc nghiên cứu giáo dục ngắn hạn sau trung học thuộc các cấp cao đẳng, đại học và cao học tại các trường của Canada.
     
    • Hướng dẫn
    • Giá trị và thời gian tham gia 
    • Điều kiện
    • Các mốc thời gian quan trọng
    • Nộp đơn
    • Giới thiệu

    Hướng dẫn

    Chương trình học bổng và trao đổi giáo dục Canada-ASEAN (SEED) nhằm xóa đói giảm nghèo cho các nước đang phát triển thuộc khối ASEAN và thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì Sự phát triển Bền vững.

    Chương trình Học bổng và trao đổi giáo dục sẽ đóng góp cho các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), bao gồm Mục tiêu 5 (Thực hiện bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái), chẳng hạn, nghiên cứu phụ nữ, chính trị, nhân chủng học và kinh tế; và Mục tiêu 13 (Thực hiện hành động khẩn cấp để chống biến đổi khí hậu và tác động của nó), ví dụ, khoa học môi trường/chính sách kiểm tra giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, năng lượng, than bùn, các tác động và chiến lược khác về sử dụng đất, và lâm nghiệp.

    Học bổng SEED được điều phối thông qua hợp tác và thỏa thuận trao đổi sinh viên giữa các tổ chức đào tạo ở Canada và ASEAN. Những thỏa thuận này được tạo ra giữa các trường cao đẳng, các tổ chức kỹ thuật hoặc dạy nghề và các trường đại học. Sinh viên, đồng thời là "ứng viên", phải là sinh viên đăng ký theo học chính quy tại tổ chức đào tạo đại diện của mình tại thời điểm nộp đơn và trong toàn bộ thời gian học tập hoặc nghiên cứu ở Canada.
     
    Các tổ chức đào tạo sau trung học ở Cananda 
     
    • chịu trách nhiệm nộp đơn thay cho các ứng cử viên đủ điều kiện đến từ các tổ chức sau trung học thuộc ASEAN; và
    • khuyến khích thúc đẩy cơ hội học bổng này cho các giảng viên và nhân viên, cũng như các tổ chức đối tác trong ASEAN.
     
    Các tổ chức ở Canada có các ứng cử viên được xét duyệt thành công:
     
    • nên xác định một người duy nhất chịu trách nhiệm quản lý thỏa thuận đóng góp và một người khác có thẩm quyền được ủy quyền ký kết; và 
    • sẽ nhận được tài trợ đóng góp từ Cơ quan Phát triển Quốc tế Canada (được gọi một cách hợp pháp là Bộ Ngoại giao, Thương mại và Phát triển, hoặc DFATD) để giải ngân dưới dạng học bổng cho người thụ hưởng.
     
    Các ứng viên Đông Nam Á
     
    Các ứng viên quan tâm đến chương trình học bổng này nên liên lạc với trường đại diện của mình để: 
     
    • thông báo cho trường biết về nguyện vọng của mình;
    • tìm hiểu xem trường mình có quy chế hợp tác và thỏa thuận trao đổi sinh viên với một tổ chức ở Canada hay không; và
    • yêu cầu thông tin về quy trình đăng ký và tiêu chí lựa chọn cụ thể đối với tổ chức đào tạo ở Canada và cung cấp tất cả thông tin bổ sung cần thiết, chẳng hạn như bảng điểm, kết quả kiểm tra ngôn ngữ, dự án nghiên cứu và mẫu đăng ký tham gia chương trình trao đổi.
     
    Các ứng cử viên tham gia được khuyến khích:
     
    • đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của tổ chức đào tạo ở Canada bao gồm các yêu cầu về học thuật và trình độ ngôn ngữ;
    • nộp đơn xin thị thực càng sớm càng tốt và làm theo các thủ tục đã được chỉ dẫn tổng quát bởi Sở Di trú, Người tị nạn và Quốc tịch Canada (nói chung là ứng viên cần có chấp nhận ghi danh khóa học và cần có giấy phép làm việc đối với chương trình nghiên cứu); và
    • tiến hành quy trình chuyển tiếp tín chỉ học tập cho trường đại diện ngay khi các khóa học tại Canada đã được xét duyệt.
     
    Các tổ chức đào tạo sau trung học ở các nước ASEAN
     
     
    Các tổ chức đào tạo sau trung học thuộc các nước ASEAN được khuyến khích:
     
    • liên lạc với các tổ chức đào tạo sau trung học có quan hệ đối tác ở Canada để xác nhận hoặc tìm hiểu về thỏa thuận hợp tác đào tạo và chương trình trao đổi sinh viên;
    • quảng bá cơ hội nhận học bổng này thông qua các văn phòng đại diện quốc tế của họ;
    • xác định các ứng cử viên có năng lực học tập tốt, đáp ứng các yêu cầu nhập học của tổ chức đối tác ở Canada;
    • cung cấp tài liệu của ứng viên cho tổ chức đối tác ở Canada, chịu trách nhiệm nộp đơn xin học bổng; và
    • lên kế hoạch cho các ứng cử viên được chọn để đào tạo thêm về ngôn ngữ, nâng cao trình độ học tập và chuẩn bị kiến thức về văn hóa trước khi khởi hành. 

    Giá trị và thời gian tham gia 

    Khoản tài trợ cho học bổng SEED được cung cấp bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Cananda thông qua tên gọi pháp lý: Bộ Ngoại giao, Thương mại và Phát triển (DFATD).

    Tổ chức đào tạo ở Canada sẽ nhận được tài trợ từ DFATD dành cho tất cả các ứng viên được xét duyệt thành công dưới hình thức thỏa thuận đóng góp và sẽ chịu trách nhiệm cung cấp kinh phí cho người nhận học bổng.

    Giá trị học bổng tùy thuộc vào thời gian và cấp độ của chương trình học. Giá trị học bổng cho sinh viên là:
     
    • 10.200 CAD đối với sinh viên cao đẳng, đại học hoặc sau đại học (Thạc sĩ và Tiến sĩ) ghi danh khóa học tối thiểu bốn tháng hoặc một học kỳ đào tạo hoặc nghiên cứu;
    • 12.700 CAD đối với sinh viên sau đại học (Thạc sĩ và Tiến sĩ) ghi danh khóa đào tạo hoặc nghiên cứu kéo dài từ năm đến sáu tháng; hoặc là
    • 15.900 CAD đối với sinh viên đại học và cao đẳng ghi danh khóa học tám tháng hoặc hai học kỳ đào tạo hoặc nghiên cứu.

    Ngoài các khoản tiền được DFATD phân bổ cho các ứng viên, tổ chức đào tạo ở Canada cũng có thể yêu cầu 500 CAD cho mỗi ứng viên học bổng để hỗ trợ chi phí hành chính khi ứng viên đó đến Canada.

    Chi phí hợp lệ 

    Các tổ chức đào tạo ở Canada sẽ giải ngân quỹ học bổng cho ứng viên nhận học bổng để thực hiện các khoản chi như sau:
     
    • visa, học phí và lệ phí giấy phép làm việc;
    • vé máy bay, chỉ dành cho ứng viên nhận học bổng, đến Canada bằng đường bay trực tiếp và sử dụng hạng vé phổ thông, và nộp lại vé máy bay sau khi hoàn thành học bổng;
    • bảo hiểm y tế;
    • chi phí sinh hoạt, như chỗ ở, các tiện ích sinh hoạt và ăn uống;
    • chi phí đi lại đường bộ, bao gồm cả giao thông công cộng; và
    • sách và đồ dùng cần thiết cho chương trình học hoặc nghiên cứu, ngoại trừ máy tính và các thiết bị khác.

    Quy trình thanh toán 

    Theo các điều khoản và điều kiện của Thỏa thuận đóng góp, kinh phí tài trợ sẽ được giải ngân bằng cách gửi trực tiếp cho tổ chức đào tạo ở Canada khi nhận được các tài liệu sau:
     
    • Thỏa thuận đóng góp được ký song phương bởi cơ quan được chỉ định của tổ chức đào tạo ở Canada và cơ quan được chỉ định của DFATD; và
    • Báo cáo lưu chuyển tiền mặt do tổ chức đào tạo ở Canada đệ trình tương ứng với thủ tực chuyển đến Canada của các ứng viên nhận học bổng. 

    Kinh phí sẽ được giải ngân cho ứng viên nhận học bổng theo quy trình riêng của tổ chức đào tạo ở Canada và phù hợp với Thỏa thuận đóng góp được ký kết giữa DFATD và tổ chức Canada. Các tổ chức Canada thường sẽ giải ngân cho các ứng viên theo từng đợt.

    Tổ chức đào tạo ở Canada sẽ giữ lại các bằng chứng thanh toán học bổng cho người nhận và các tài liệu khác theo yêu cầu được nêu chi tiết trong Thỏa thuận đóng góp được ký kết giữa DFATD và tổ chức Canada.

    Nếu ứng viên từ chối nhận học bổng, tất cả các khoản tiền, bao gồm cả phí hành chính, phải được trả lại cho DFATD thông qua quản trị viên chương trình học bổng, Cục Giáo dục Quốc tế Canada (CBIE).

    Điều kiện

    Các ứng viên phải là công dân thuộc các nước thành viên ASEAN (Brunei Darussalam, Cambodia, Indonesia, Lào (Lao PDR), Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, hoặc Việt Nam).

    Các ứng viên:
     
    • đã trở thành công dân Canada hoặc đã nộp thị thực thường trú ở Canada sẽ không hợp lệ
    • đang tham gia chương trình học bổng tại 1 trường đại học hoặc cao đẳng ở Canada sẽ không hợp lệ
    • Đã ghi danh theo học một chương trình đào tạo cử nhân hoặc Diploma của một trường cao đẳng hoặc đại học ở Canada cũng không hợp lệ
    • phải ghi danh khóa học chính quy tại 1 tổ chức đào tạo sau trung học thuộc các nước hợp lệ và đã đóng các khoản học phí theo quy định của tổ chức đó tại thời điểm nộp đơn và đăng ký chương trình trao đổi toàn thời gian
    • phải chịu trách nhiệm về giấy phép ghi danh đào tạo hoặc giấy phép làm việc (thông thường, giấy phép ghi danh dành cho việc học và giấy phép làm việc dành cho việc nghiên cứu);
    • phải ghi danh một lĩnh vực đào tạo hoặc nghiên cứu phù hợp và có đóng góp vào việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì Sự phát triển Bền vững; và
    • phải nộp thư trình bày dự định (tối đa một trang) nêu rõ ngành học hoặc lónh vöïc nghiên cứu đã chọn đóng góp như thế nào cho Chương trình nghị sự 2030 vì Sự phát triển Bền vững và cách ứng viên sẽ áp dụng kiến thức sẽ học để góp phần xóa đói giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển trong khu vực ASEAN. 

    Thư trình bày dự định của ứng viên phải bao gồm những điều sau đây:

    1.  Mô tả ngắn gọn về lĩnh vực học tập hoặc nghiên cứu đã chọn;
    2.  Giải thích ngắn gọn về tính phù hợp của lĩnh vực nghiên học tập hoặc nghiên cứu được lựa chọn đối với Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững;
    3.  Nhận định về Mục tiêu Phát triển Bền vững được liên kết với lĩnh vực học tập hoặc nghiên cứu đã chọn;
    4.  Đối với các ứng cử viên đến từ Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Việt Nam: vui lòng trình bày giải thích ngắn gọn về những cách thức mà bạn dự định sử dụng kiến thức học tập ở Canada để giúp chống lại nghèo đói ở nước bạn;
    5.  Đối với các ứng cử viên đến từ Brunei và Singapore: vui lòng trình bày giải thích ngắn gọn về cách thức mà bạn dự định sử dụng kiến thức học tập ở Canada để giúp chống đói nghèo cho một trong tám quốc gia ASEAN khác được liệt kê trong mục 4 ở trên.

    Các điều khoản và điều kiện

    Các điều khoản và điều kiện sau đây phải được đáp ứng trong suốt thời gian nhận học bổng. Tổ chức đào tạo sau trung học ở Canada cần phải:
     
    • được công nhận bởi chính quyền tỉnh hoặc lãnh thổ của mình; 
    • miễn giảm học phí và/hoặc các khoản phí khác cho các sinh viên được chọn, vì người nhận học bổng phải ghi dành chương trình học toàn thời gian và đóng học phí cho trường đại diện của họ; 
    • thông báo cho cả ứng viên và trường đối tác trong nước về bất kỳ khoản phí bắt buộc nào, trong trường hợp đặc biệt, không thể được miễn, trước khi thay mặt ứng viên nộp đơn xin học bổng; 
    • tham gia vào một thỏa thuận với người nhận học bổng, gồm các điều sau:
      • Hỗ trợ tài chính cho suất học bổng được cung cấp bởi Bộ Ngoại giao, Thương mại và Phát triển (DFATD);
      • người nhận học bổng phải cung cấp hồ sơ cho tổ chức đào tạo ở Canada để tính các chi phí lớn như đi lại và ăn ở; và
      • người nhận đồng ý chia sẻ thông tin liên lạc của họ với DFATD, vì những lý do như: được mời tham gia Hiệp hội Cựu sinh viên của Chính phủ Canada (GCSAA), để tham dự các sự kiện do Đại sứ quán Canada hoặc Cao ủy tổ chức tại quốc gia của mình và được tổ chức bởi DFATD ở Canada, hoặc cho mục đích quảng cáo và thống kê; và
    • cung cấp các báo cáo định tính và định lượng trong thời gian nhận học bổng.
     
    Người nhận học bổng:
     
    • phải viết thư dự định trình bày về cách thức mà việc học tập sẽ cho phép họ đóng góp như thế nào để thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì Sự phát triển Bền vững ở các nước đang phát triển thuộc ASEAN khi họ trở về;
    • phải tham gia vào các khoá học hoặc nghiên cứu toàn thời gian theo quy chế của tổ chức đào tạo ở Canada;
    • phải thành thạo ngôn ngữ giảng dạy tổ chức đào tạo ở Canada (tiếng Anh hoặc tiếng Pháp) trước khi đến Canada, vì học bổng này không bao gồm hỗ trợ đào tạo ngôn ngữ. Yêu cầu về ngôn ngữ được đặt ra bởi từng tổ chức đào tạo ở Canada;
    • trong ngành dược phẩm, y học, nha khoa hoặc các lĩnh vực y tế khác được loại trừ khỏi chương trình đào tạo lâm sàng hoặc nghiên cứu định hướng lâm sàng liên quan đến chăm sóc bệnh nhân trực tiếp;
    • không được phép nhận bất kỳ học bổng nào khác do Chính phủ Canada cấp; khi đăng ký các khóa học phải đến Canada trước tháng 9 cho học kỳ mùa thu hoặc tháng 1 cho học kỳ mùa đông;
    • Ứng viên tham gia nghiên cứu phải đến Canada để nhận học bổng trong khoảng thời gian từ ngày 1 tháng 8 năm 2019 nhưng không muộn hơn ngày 1 tháng 2 năm 2020. Việc không đến nhận trong thời gian này có thể dẫn đến việc hủy học bổng. Trong các trường hợp đặc biệt và với sự chấp thuận trước của DFATD, thời hạn đến có thể được kéo dài đến ngày 1 tháng 3 năm 2020; 
    • phải đảm bảo rằng các ứng viên có bảo hiểm y tế phù hợp trong toàn bộ thời gian nhận học bổng, theo chính sách của tổ chức đào tạo ở Canada; và
    • phải tập trung chủ yếu vào các khoá học hoặc nghiên cứu toàn thời gian trong thời gian ở Canada. 

    Thông tin quan trọng: 
     
    • Đối với các ứng viên đăng ký chương trình hệ cao đẳng và đại học, bắt buộc phải nộp một văn bản hợp tác và thỏa thuận trao đổi sinh viên cấp trường hoặc bản ghi nhớ giữa tổ chức đào tạo ở Canada và trường đại diện.
    • Đối với các ứng viên đăng ký chương trình sau đại học, khuyến khích nộp một bản thỏa thuận liên tổ chức nhưng không bắt buộc. Nếu không có thỏa thuận trao đổi còn hiệu lực, các ứng viên cao học có hổ sơ liên quan đến sự hợp tác mới hoặc đã thiết lập giữa các giáo sư từ một tổ chức đào tạo ở Canada và trường đại diện của ứng viên sẽ được chấp nhận. 
    • Những hồ sơ được gửi trực tiếp bởi một ứng viên hoặc trường đại diện của họ sẽ không được chấp nhận.
    • Học bổng không thể được hoãn lại và không được gia hạn.
    • Học bổng không bị Chính phủ Canada đánh thuế đối với tổ chức đào tạo ở Canada hoặc người nhận học bổng.

    Câu hỏi thắc mắc? 

    Những thắc mắc liên quan đến các điều khoản điều kiện vui lòng liên lạc trực tiếp tại scholarships-bourses@cbie.ca hoặc 613-237-4820.

    Các mốc thời gian quan trọng
     
    Thời hạn nộp hồ sơ đối với các tổ chức đào tạo ở Canada

    Thời hạn để các tổ chức đào tạo ở Canada nộp đơn trực tuyến thay mặt cho các ứng cử viên là 11:59 tối theo múi giờ ánh sáng ngày miền Đông (EDT), ngày 5 tháng 3 năm 2019. 

    Trách nhiệm của tổ chức đào tạo ở Canada là đảm bảo các tài liệu hỗ trợ được nhận trước thời hạn. Tài liệu hỗ trợ nằm ngoài những tài liệu được yêu cầu sẽ không được chấp nhận. 

    Các tổ chức đào tạo ở Canada nên thiết lập thời hạn sớm hơn đối với các ứng viên và các trường đại diện của họ để đảm bảo nhận được các tài liệu hỗ trợ kịp thời. 

    Thời hạn nộp hồ sơ đối các ứng viên và các tổ chức đào tạo thuộc ASEAN

    Các ứng viên quan tâm được khuyến khích kiểm tra với các trường của mình và tổ chức đào tạo ở Canada để nắm bắt thời hạn tương ứng. Các tổ chức đào tạo trong nước của ứng viên sẽ được yêu cầu gửi các tài liệu hỗ trợ của ứng viên cho các tổ chức đào tạo ở Canada theo thời hạn được thiết lập nội bộ.

    Thời hạn đến Canada

    Các ứng viên nhận học bổng cho năm học 2019-2020 có thể bắt đầu học tập hoặc nghiên cứu sớm nhất là vào ngày 1 tháng 8 năm 2019 nhưng không muộn hơn ngày 1 tháng 2 năm 2020. Cơ quan Phát triển Quốc tế Canada dự kiến phân bổ học bổng SEED mỗi bốn năm một lần.

    Thông báo

    Các tổ chức đào tạo ở Canada sẽ được cung cấp bản cập nhật sơ bộ về tình trạng đủ điều kiện của các những hồ sơ hợp lệ của các ứng viên vào cuối tháng 4 năm 2019. Cục Giáo dục Quốc tế Canada (CBIE), Quản trị viên Học bổng, sẽ truyền đạt tất cả các cập nhật và kết quả cho người liên hệ chính của tổ chức đào tạo ở Canada. 

    Các tổ chức đào tạo ở Canada sẽ được thông báo về quyết định lựa chọn và kết quả cuối cùng trước tháng 5 năm 2019 sau khi được Bộ Ngoại giao, Thương mại và Phát triển (DFATD) phê duyệt. 

    Các ứng cử viên quốc tế nên liên hệ với trong trong nước hoặc tổ chức đào tạo ở Canada lvề các vấn đề liên quan đến tình trạng hồ sơ của họ. 

    Các tổ chức đào tạo ở Canada có các ứng viên thành công sẽ nhận được một thỏa thuận đóng góp cho chính quyền và giải ngân học bổng cho người nhận.

    Nộp đơn 
     
    Quy trình nộp hồ sơ

    Các ứng viên quan tâm đến chương trình học bổng này trước tiên nên liên hệ với trường đại diện của mình. Các trường đại diện chịu trách nhiệm xác định năng lực học tập giỏi của các ưng viên có khả năng đáp ứng các yêu cầu nhập học đối với tổ chức đối tác Canada và cung cấp tài liệu của các ứng viên cho tổ chức đối tác Canada. Tổ chức đào tạo ở Canada phải nộp đơn thay mặt cho (các) ứng viên bằng cách nộp đơn đăng ký trực tuyến và tải lên tất cả các tài liệu hỗ trợ trước thời hạn. Ứng cử viên cá nhân không được nộp đơn cho chính mình.

    Các ứng viên phải nộp thư trình bày sự định giải thích rằng việc học tập/nghiên cứu của họ ở Canada sẽ cho phép họ áp dụng kiến thức như thế nào để giải quyết Chương trình nghị sự 2030 vì Sự phát triển Bền vững trong sự nghiệp tương lai của họ để giúp chống lại nghèo đói và thu hẹp khoảng cách phát triển trong khu vực ASEAN.

    Các tổ chức Canada có thể gửi nhiều hồ sơ đăng ký và có thể được yêu cầu xếp hạng các hồ sơ đó, dựa trên các ưu tiên chiến lược của họ. Một người duy nhất phải chịu trách nhiệm quản lý chương trình này. Giảng viên hoặc nhân viên Canada phụ trách nộp đơn phải thông báo cho người chịu trách nhiệm quản lý chương trình tại tổ chức của họ vì tổ chức có thể được yêu cầu xếp hạng các hồ sơ đăng ký.

    Các tổ chức đào tạo ở Canada được khuyến khích đọc kỹ hướng dẫn bên dưới trước khi bắt đầu nộp đơn trực tuyến. Thông tin chi tiết có sẵn trên các trang web Trợ giúp Công cụ Hồ sơ Học bổng Quốc tế Canada (International Scholarships Canada Application Tool Help).

    Nếu các tổ chức gặp khó khăn trong việc điền hoặc gửi biểu mẫu, họ nên gửi email đến scholarships-bourses@cbie.ca.

    Các tổ chức đào tạo ở Canada  cần phải: 
     
    1. Hoàn thành nộp hồ sơ  trực tuyến cho mỗi ứng cử viên.
    • Các tổ chức không có tài khoản trước tiên cần phải Đăng ký tài khoản.(Register an account)
    • Dưới mục “Dành cho người không có quốc tịch Canada”, hãy cuộn xuống Học bổng Canada và các trao đổi giáo dục vì  Sự phát triển và nhấp chuột vào Đăng ký ngay.
    2. Nhập dữ liệu vào các trường được đánh dấu bắt buộc, làm theo hướng dẫn cho từng mục hoặc sao chép và dán dữ liệu từ một nguồn khác. Lưu ý rằng tên của ứng viên phải hoàn toàn giống như trên hộ chiếu của họ. 
    3. Tải lên tất cả các tài liệu hỗ trợ cần thiết. 
    4. Sau khi hoàn thành, xác minh dữ liệu trước khi gửi. 
    5. In biểu mẫu để lưu hồ sơ bằng chức năng in trong trình duyệt; và 
    6. Nhấp vào SUBMIT để cung cấp biểu mẫu điện tử cho Bộ Ngoại giao, Thương mại và Phát triển (DFATD). Tổ chức sẽ nhận được một tin nhắn xác nhận và số tham chiếu sau khi biểu mẫu của họ đã được gửi.

    LƯU Ý: Các tổ chức có thể lưu các hồ sơ và hoàn thành chúng sau. Cả hai hồ sơ đã lưu và đã gửi sẽ xuất hiện trên hồ sơ trang chủ của tổ chức.

    Tài liệu hỗ trợ 

    Các tài liệu sau phải được tải lên và đính kèm vào mẫu đơn trực tuyến theo một trong các định dạng sau: .pdf, .jpg, .doc, .docx, .txt hoặc .gif. Mỗi tài liệu phải nhỏ hơn 5 MB để ứng dụng tải lên thành công.
     
    • Bằng chứng công dân: bản sao hộ chiếu của ứng viên hoặc tài liệu nhận dạng trong nước còn thời hạn hợp lệ. Nếu tài liệu nhận dạng bằng ngôn ngữ khác tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, bản dịch tiếng Anh hoặc tiếng Pháp của tài liệu nhận dạng được tổ chức quốc tế đối tác phê duyệt phải được cung cấp. Lưu ý: bằng lái xe, thẻ thường trú, thẻ sinh viên hoặc giấy chứng nhận rửa tội không được chấp nhận làm bằng chứng công dân. Quốc tịch được chọn trong mẫu đơn trực tuyến phải giống với bằng chứng công dân.
    • Bằng chứng ghi danh toàn thời gian: một lá thư bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp từ một trường đại diện, trên tiêu đề thư chính thức, có ghi ngày trong vòng sáu tháng qua, xác nhận rằng ứng viên hiện đang theo học chương trình toàn thời gian và sẽ tiếp tục được trở lại học tập và cung cấp ngày hoàn thành dự kiến của chương trình học. Lưu ý: bản sao bảng điểm, thẻ sinh viên hoặc thư nhập học không được chấp nhận (tối đa một trang).
    • Thư trình bày dự định của ứng viên: một lá thư bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp giải thích cách thực hiện học tập/nghiên cứu ở Canada sẽ trao quyền cho sinh viên áp dụng kiến thức để giải quyết Chương trình nghị sự 2030 vì Sự phát triển Bền vững và cách họ dự định sử dụng kiến thức để giúp chống đói nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển trong khu vực ASEAN trong sự nghiệp tương lai của họ. Trong thư trình bày, các ứng cử viên phải xác định các thức sẽ đóng góp vào Mục tiêu Phát triển Bền vững từ việc học tập hoặc nghiên cứu sắp tới ở Canada (tối đa một trang). 

    Thư trình bày phải bao gồm những điều sau đây:
     
    1.   Mô tả ngắn gọn về lĩnh vực học tập hoặc nghiên cứu đã chọn; 
    2.   Giải thích ngắn gọn về cách thức lĩnh vực học tập hoặc nghiên cứu đã chọn phù hợp với Chương trình nghị sự 2030 vì Sự phát triển Bền vững; 
    3.   Nhận định về Mục tiêu Phát triển Bền vững được liên kết với lĩnh vực học tập hoặc nghiên cứu đã chọn; 
    4.   Đối với các ứng cử viên đến từ Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Việt Nam: vui lòng trình bày giải thích ngắn gọn về dự định áp dụng việc học tập ở Canada để giúp chống lại nghèo đói ở nước bạn; 
    5.   Đối với các ứng cử viên đến từ Brunei và Singapore: vui lòng trình bày giải thích ngắn gọn về dự định sử dụng việc học tập ở Canada để giúp chống đói nghèo ở một trong tám quốc gia ASEAN khác được liệt kê trong mục 4 ở trên.

    Lưu ý:
    • Thư bảo trợ của trường đại diện: một lá thư bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp từ giảng viên, giáo sư hoặc giám đốc quốc tế có tiêu đề thư chính thức của tổ chức giải thích bản chất của việc học tập hoặc nghiên cứu, ứng viên và trường đại diện sẽ được hưởng lợi như thế nào từ chương trình học bổng này và đánh giá của trường về cam kết và năng lực của ứng viên trong việc ứng dụng chương trình học tập hoặc nghiên cứu ở Canada để giúp chống đói nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển trong khu vực ASEAN (tối đa một trang).
    • Thư mời từ giám sát viên Canada: đơn đăng ký cho sinh viên tốt nghiệp phải bao gồm thư của giám sát viên Canada cho biết họ sẵn sàng hỗ trợ và cố vấn cho ứng viên. Thư này phải có phần trên tiêu đề thư của tổ chức, bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, được ký tên và thể hiện sự bảo trợ cho ứng viên trong thời gian của chương trình trao đổi và chứng minh tổ chức, giám sát viên và đồng nghiệp Canada sẽ được hưởng lợi như thế nào (tối đa một trang).
    • Bản sao đã ký Biên bản ghi nhớ hoặc Thỏa thuận với tổ chức đối tác: một Thỏa thuận hoặc bản Ghi nhớ, viết bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, được ký bởi cả hai tổ chức có thể hiện về việc sẽ không thu học phí và có thể hiện các điều khoản khác về lợi ích chung. Điều khoản cụ thể trong đó học phí được miễn phải được nêu rõ. Lưu ý: một bản sao có chữ ký của tài liệu này là điều kiện bắt buộc đối với các ứng viên hệ cao đẳng và đại học. Đối với các ứng viên sau đại học, nếu chương trình trao đổi được thực hiện theo một thỏa thuận đã ký, chúng tôi khuyên bạn nên nộp vào hồ sơ.
    • Tuyên bố thông báo bảo mật: một bản sao của Tuyên bố thông báo bảo mật cho những người tham gia không mang quốc tịch Canada có ghi ngày và được ký bởi ứng viên.

    NỘP ĐƠN

    Quy trình tuyển chọn 

    Các hướng dẫn sau đây được áp dụng để xem xét, đánh giá và lựa chọn các hồ sơ:
    • Tất cả các hồ sơ trực tuyến nhận được trước thời hạn sẽ được sàng lọc trước để đảm bảo chúng đáp ứng các yêu cầu đủ điều kiện của chương trình.
    • Những hồ sơ đủ điều kiện và đầy đủ, bao gồm các tài liệu hỗ trợ, sẽ được đánh giá dựa trên các tiêu chí sau:
      • mối liên kết của việc học hoặc nghiên cứu mà sinh viên sẽ thực hiện ở Canada với Chương trình nghị sự 2030 vì Sự phát triển Bền vững;
      • Cam kết của ứng viên sử dụng việc học hoặc nghiên cứu của mình tại Canada để giúp chống lại nghèo đói và thu hẹp khoảng cách phát triển trong khu vực ASEAN;
      • lợi ích đối với trường đại diện, người giám sát và đồng nghiệp;
      • lợi ích cho tổ chức đào tạo, người giám sát và đồng nghiệp ở Canada; và
      • sức mạnh của các mối liên kết sẽ được tạo ra thông qua chương trình trao đổi đã đề ra.
    • Nếu có số lượng đơn đăng ký lớn hơn tài trợ có sẵn, tổ chức đào tạo ở Canada sẽ được yêu cầu xếp hạng các hồ sơ đủ điều kiện dựa trên các ưu tiên chiến lược của tổ chức.

    Các quy định

    Chỉ các hồ sơ được gửi trực tiếp bởi các tổ chức đào tạo ở Canada mới được xem xét.

    Chỉ các lĩnh vực học tập hoặc nghiên cứu hợp lệ và đóng góp vào việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì Sự phát triển Bền vững mới đủ điều kiện theo quy định của  chương trình SEED. Chỉ những ứng viên thể hiện cam kết và năng lực sử dụng việc học hoặc nghiên cứu của họ ở Canada để giúp chống lại nghèo đói và thu hẹp khoảng cách phát triển trong khu vực ASEAN mới được xem xét.

    Quản trị viên học bổng không thể cung cấp phản hồi cho các ứng viên bị loại. 
    Những xuất học bổng này tùy thuộc vào khả năng tài trợ của Chính phủ Canada. 

    Giới thiệu

    Bối cảnh 

    Vào ngày 6 tháng 8 năm 2017, Chính phủ Canada đã công bố Chương trình Học bổng và Trao đổi Giáo dục Canada-ASEAN (SEED) nhằm tạo cơ hội cho sinh viên thuộc khối ASEAN tiến hành học tập hoặc nghiên cứu ngắn hạn tại các tổ chức đào tạo sau trung học ở Canada trong các lĩnh vực có thể đóng góp đến việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì Sự phát triển Bền vững.
    Thảo luận