1. Tìm nhà càng sớm càng tốt
2. Tham khảo ít nhất từ 2-3 nhà trước khi đưa ra quyết định thuê nhà
Ngoài hợp đồng mẫu, mỗi chủ nhà có thể sẽ có yêu cầu khác nhau và bổ sung vào phụ lục hợp đồng. Ngoài ra khi đi thuê nhà mỗi bạn sẽ có những ưu tiên khác nhau. Vậy nên tốt nhất nên tham khảo 2-3 chỗ và đảm bảo rằng khi bạn quyết định, đó sẽ là nơi phù hợp.
3. Đọc thật kỹ hợp đồng trước khi đưa ra quyết định
Hãy đọc kỹ hợp đồng trước khi ký. Nếu có thể, bạn hãy cho cha mẹ hoặc bạn bè, gia đình xem, thậm chí là ai đó có kiến thức pháp lý, vì đôi khi có những "lỗ hỏng" xuất hiện trong hợp đồng, việc sơ xuất trong quá trình kiểm tra hợp đồng trước khi ký có thể dẫn đến những hệ quả không mong muốn về sau . Điều quan trọng là bạn hiểu rõ các điều khoản của hợp đồng trước khi đặt bút ký, nếu có bất cứ khúc mắt, nên đặt ra câu hỏi ngay. Cuối cùng, hãy chắc chắn rằng bạn nhận được một bản sao của hợp đồng để có thể tham khảo lại bất cứ lúc nào.
4. Đặt cọc
Sau khi quyết định thuê, bạn sẽ phải trả một khoản tiền đặt cọc tương đương với số tiền thuê nhà của tháng đầu tiên (một số chủ cho thuê chỉ nhận tiền mặt). Dù trong bất cứ trường hợp nào, hãy yêu cầu chủ nhà xuất hoá đơn và lập một sổ thuê nhà để lưu tất cả các khoản thanh toán và kỳ hạn thanh toán tiền nhà.
5. Lấy số điện thoại của chủ nhà
Một số chủ nhà sẽ không trực tiếp tiến hành quá trình cho thuê nhà mà thông qua các công ty mô giới, đại lý trung gian (bên thứ 3). Trong trường hợp này, hãy chắc chắn rằng bạn có tên đầy đủ, địa chỉ và thông tin liên hệ của chủ nhà.
6. Hãy xem xét kỹ các trang thiết bị trong nhà
Theo thông lệ, chủ nhà phải cung cấp bếp nấu ăn, lò nướng và vỉ nướng, tủ lạnh và lò vi sóng, cũng như thiết bị sưởi. Hãy đảm bảo căn nhà cho thuê có đầy đủ các vật dụng này và chúng đều trong tình trạng hoạt động tốt.
7. Ghi chép hoặc chụp hình tình trạng của ngôi nhà và trang thiết bị trong nhà
Trước khi chuyển đến, bạn có thể nên chụp ảnh lại hiện trạng của chỗ ở và các trang thiết bị, đặc biệt khi phát hiện các chỗ hư hỏng để sau này tránh phải chịu trách nhiệm vì những hư hỏng không do bạn gây ra.
8. Biết rõ quyền của bạn
Tất cả các quốc gia đều có luật bảo vệ người thuê nhà. Và các bộ luật đều công bố online nên dễ dàng tìm đọc. Bạn cần tìm hiểu về quyền lợi của mình khi thuê nhà để đảm bảo quá trình sinh sống ở được diễn ra an toàn, chất lượng và thoải mái.
9. Bảo hiểm đồ đạc
Đồ đạc của bạn sẽ không được bảo hiểm bởi chủ nhà, vì vậy nếu thấy cần thiết hãy mua bảo hiểm cho các đồ đạc tư trang của bạn.
10. Vấn đề bình đẳng
Những người thuê nhà cá nhân được bảo vệ bởi đạo luật bình đẳng, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn sẽ không phải đối mặt với bất kỳ hình thức phân biệt đối xử nào từ chủ nhà.
Ngoài ra, theo kinh nghiệm của các du học sinh Việt Nam tại nước ngoài, hãy thuê một chỗ ở tạm trong vòng một thời gian trước khi sang. Sau khi đến nơi, bạn có thể dành thời gian để đi xem cụ thể và gặp trực tiếp chủ nhà hay người cho thuê nhằm tránh những rủi ro khi chỉ biết được thông tin về nơi ở qua ảnh hay liên hệ từ xa.
Học tập, sinh sống và thích nghi ở một môi trường hoàn toàn mới, cách xa gia đình và thích ứng một nền văn hóa khác hẳn với môi trường bạn đã lớn lên là một điều không dễ dàng. Đó là trải nghiệm song song giữa cơ hội và thách thức, vì vậy bạn cần cân nhắc, thận trọng dành sự quan tâm đặc biệt trước khi đưa ra những quyết định về chỗ ở, để hạn chế những rủi ro trong quá trình du học.
(Nguồn: Sưu tầm từ một du học sinh trên FaceBook)