Chương trình trao đổi học bổng và giáo dục nhằm mục đích phát triển cộng đồng Đông Nam Á (SEED)

Chương trình trao đổi học bổng và giáo dục nhằm mục đích phát triển cộng đồng Đông Nam Á mở cửa cho năm học 2020-2021

Đăng ký tài khoản

Cảm ơn bạn đã đăng ký!

Success
Mục lục

     

    Giới thiệu tổng quan


    Vào ngày 6/8/2017, Chính phủ Canada đã công bố Chương trình trao đổi học bổng và giáo dục nhằm mục đích phát triển cộng đồng Đông Nam Á (SEED) nhằm tạo cơ hội cho sinh viên từ cộng đồng Đông Nam Á thực hiện học tập hoặc nghiên cứu ngắn hạn tại các trường sau trung học ở Canada trong các lĩnh vực đóng góp đến việc thực hiện Chương trình về sự phát triển bền vững vào năm 2030.

    Chương trình SEED cung cấp cho sinh viên tại các nước trong khối Đông Nam Á cơ hội học tập và nghiên cứu ngắn hạn tại các trường Cao đẳng, Đại học và Sau Đại học tại Canada. Chương trình SEED giúp giảm tỷ lệ đói nghèo ở các nước đang phát triển tại Đông Nam Á nhằm hoàn thành mục tiêu của Chương trình của Liên Hiệp Quốc.

    Học bổng SEED được tổ chức thông qua hình thức hợp tác với các cơ sở giáo dục và thỏa thuận trao đổi sinh viên giữa các trường của Canada và các trường khu vực Đông Nam Á. Các thỏa thuận này được tạo ra giữa các trường Cao đẳng, trường dạy nghề và các trường Đại học. Các ứng viên cần đăng ký học toàn thời gian tại trường của mình vào thời điểm gửi đơn đăng ký và trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Canada.


    1. Trường sau trung học tại Canada


    Các trường sau trung học tại Canada được hiểu là:
     
    • Chịu trách nhiệm nộp đơn thay mặt cho các ứng viên đủ điều kiện từ các tổ chức sau trung học tại Đông Nam Á và
    • Khuyến khích thúc đẩy cơ hội học bổng này cho các giảng viên và nhân viên, cũng như các tổ chức đối tác tại cộng đồng Đông Nam Á.

    Các trường sau trung học tại Canada với các ứng viên thành công:
     
    • Cần xác định một người duy nhất chịu trách nhiệm xử lý những thỏa thuận và một người khác có thẩm quyền ký ủy quyền và
    • Sẽ nhận được tài trợ từ Global Affairs Canada (được gọi là Bộ Ngoại giao, Thương mại và Phát triển, hoặc DFATD) để phân bổ học bổng cho ứng viên
      

    2. Ứng viên tại các nước Đông Nam Á


    Các ứng viên quan tâm đến chương trình học bổng này nên liên hệ với trường tại nước sở tại để:
     
    • Trường biết đến sự quan tâm của ứng viên
    • Tìm hiểu xem có bất kỳ thỏa thuận trao đổi sinh viên nào với một trường tại Canada hay không; và
    • Yêu cầu thông tin về quy trình đăng ký và tiêu chí lựa chọn cụ thể của trường tại Canada và cung cấp bất kỳ thông tin cần thiết nào như bảng điểm, trình độ ngoại ngữ, dự án nghiên cứu và mẫu đăng ký cho chương trình trao đổi.

    Các ứng viên được chọn cần:
     
    • Đảm bảo rằng họ đáp ứng các yêu cầu của phía trường Canada bao gồm các yêu cầu về học thuật, trình độ ngôn ngữ và, nếu có thể, các yêu cầu chương trình trao đổi sinh viên từ trường Canada ;
    • Nộp đơn xin visa càng sớm càng tốt và làm theo các thủ tục theo IRCC (cần có study permit cho việc học hoặc wort permit cho việc nghiên cứu)
    • Thực hiện việc chuyển đổi tín chỉ từ trường ở nước sở tại ngay khi các khóa học từ trường tại Canada của họ được xác định; và
    • Liên hệ với cựu sinh viên của chương trình thông qua trường ở nước sở tại để được tư vấn về kinh nghiệm học bổng.
      

    3. Các trường sau trung học ở các nước Đông Nam Á:


    Các trường sau trung học ở các nước Đông Nam Á cần:
     
    • Liên lạc với các trường sau trung học đối tác ở Canada để xác nhận hoặc mở rộng cơ hội hợp tác và thỏa thuận trao đổi sinh viên;
    • Mở rộng cơ hội học bổng này thông qua các văn phòng quốc tế của họ;
    • Xác định các ứng viên tiêu biểu đáp ứng các yêu cầu nhập học từ phía các trường tại Canada;
    • Cung cấp tài liệu của ứng viên cho các trường đối tác tại Canada, chịu trách nhiệm nộp đơn xin học bổng; và
    • Hướng dẫn các ứng viên được chọn tham gia cải thiện ngoại ngữ, nâng cao trình độ học vấn và có sự chuẩn bị tốt về mặt tinh thần, văn hóa trước khi khởi hành qua Canada.
     

    Giá trị học bổng 


    Các trường tại Canada sẽ nhận được tài trợ từ DFATD cho tất cả các ứng viên thành công dưới hình thức thỏa thuận đóng góp và sẽ chịu trách nhiệm phân bổ quỹ này về các ứng viên được hưởng học bổng

    Giá trị học bổng thay đổi tùy thuộc vào thời gian và cấp học của ứng viên. 
     
    • $10,200 CAD cho bậc Cao đẳng, Đại học hoặc Sau Đại học (Thạc sĩ và Tiến sĩ) trong tối thiểu 4 tháng hoặc một học kỳ nghiên cứu hoặc nghiên cứu;
    • $12,700 CAD cho sinh viên tốt nghiệp (Thạc sĩ và Tiến sĩ) trong thời gian 5 đến 6 tháng học tập hoặc nghiên cứu; hoặc là
    • $15,900 CAD cho sinh viên bậc Cao đẳng, Đại học trong khoảng thời gian 8 tháng hoặc 02 kì học/nghiên cứu

    Ngoài học bổng chính từ DFTAD, trường phía Canada còn có thể dành thêm một khoản học bổng phụ trị giá $500 CAD cho mỗi ứng viên được chọn để hỗ trợ chi phí thủ tục khi ứng viên đến Canada
     

    1. Chi phí hợp lệ


    Các trường tại Canada sẽ giải ngân quỹ học bổng cho người nhận học bổng vào các chi phí sau:
     
    • Phí xin visa/study permit/work permit
    • Tiền vé máy bay (chỉ dành cho người nhận học bổng) đến Canada bằng con đường chi phí hợp lý nhất và trả lại vé máy bay sau khi hoàn thành học bổng;
    • Bảo hiểm y tế;
    • Chi phí sinh hoạt, như chỗ ở, tiện ích và thực phẩm;
    • Chi phí đi lại (sử dụng phương tiện công cộng); và
    • Sách vở và dụng cụ dùng cho học tập, nghiên cứu, trừ máy tính và thiết bị khác.
      

    2. Thủ tục thanh toán


    Theo các điều khoản trong Thỏa thuận Contribution Agreement, học bổng sẽ được giải ngân cho các trường tại Canada khi:
     
    • Thỏa thuận Contribution Agreement được ký bởi hai bên là người được ủy quyền của trường tại Canada và DFATD và
    • Thỏa thuận Contribution Agreement có hiệu lực, trường tại Canada nộp báo cáo dòng tiền cùng thời điểm ứng viên nhận học bổng đến Canada
     
    Kinh phí sẽ được giải ngân cho ứng viên nhận học bổng theo từng đợt và theo quy trình nội bộ của trường tại Canada và phù hợp với Thỏa thuận Contribution Agreement giữa trường tại Canada và DFATD

    Trường tại Canada sẽ giữ lại biên nhận thanh toán học bổng của ứng viên và các tài liệu khác theo Thỏa thuận Contribution Agreement

    Nếu ứng viên không nhận học bổng, thì tất cả các khoản tiền bao gồm cả phí hành chính phải được trả lại cho DFATD thông qua tổ chức quản trị chương trình học bổng là Canadian Bureau for International Education (CBIE).
     

    Điều kiện tham gia


    Chương trình SEED áp dụng cho tất cả công dân thuộc khu vực Đông Nam Á bao gồm: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

    Chương trình sẽ không dành cho ứng viên:
     
    • Đã có quốc tịch Canada hoặc đã nộp đơn xin thường trú tại Canada
    • Đã tham gia chương trình trao đổi học bổng do Chính phủ Canada tài trợ
    • Đang học tại trường đại học hoặc cao đẳng Canada

    Ứng viên cần:
     
    • Đang theo học toàn thời gian và đóng tiền học đầy đủ tại trường đại học hoặc cao đẳng tại quốc gia theo danh sách trên;
    • Học toàn thời gian chương trình sau trung học ở trường tại một trong số các quốc gia Đông Nam Á và thanh toán bất kỳ khoản học phí nào được quy định của trường đó tại thời điểm nộp đơn và toàn bộ chương trình trao đổi;
    • Có trách nhiệm xin study permit (cho việc học) hoặc work permit (cho việc nghiên cứu) 
    • Chọn một lĩnh vực học tập hoặc nghiên cứu phù hợp với và đóng góp vào việc thực hiện Chương trình về sự phát triển bền vững vào năm 2030 của Liên Hiệp Quốc 
    • Nộp thư giải trình Letter of Intent (tối đa 1 trang) diễn giải vì sao ngành học của ứng viên sẽ đóng góp cho Chương trình của Liên Hiệp Quốc và giảm thiểu tình trạng đói nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á.
      

    1. Nội dung Letter of Intent:


    Nội dung Letter of Intent bao gồm:
    • Mô tả ngắn gọn về ngành học hoặc lĩnh vực nghiên cứu đã chọn;
    • Mô tả ngắn gọn lý do tại sao ngành học ứng viên chọn cùng mục tiêu với chương trình Phát triển Bền vững 2030
    • Chỉ chi tiết rằng đó là mục tiêu nào trong danh sách mục tiêu Phát triển Bền vững
    • Đối với các ứng viên đến từ Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Việt Nam: ứng viên giải thích việc áp dụng những gì học được tại Canada giúp xóa đói giảm nghèo tại đất nước họ như thế nào;
    • Đối với các ứng viên đến từ Brunei và Singapore: ứng viên giải thích việc áp dụng những gì học được tại Canada giúp xóa đói giảm nghèo tại một trong tám quốc gia Đông Nam Á khác được liệt kê ở trên như thế nào.
     
     

    2. Các điều kiện trong Chương trình SEED


    Các trường sau trung học tại Canada cần:
     
    • Được thành lập và công nhân bởi Chính phủ tỉnh hoặc vùng
    • Miễn học phí đối với sinh viên được nhận học bổng bởi vì những sinh viên này đã đăng ký học toàn thời gian và đóng học phí cho trường tại nước sở tại của họ
    • Trước khi thay mặt ứng viên nộp đơn xin học bổng, trường tại Canada cần thông báo cho cả ứng viên và trường tại nước sở tại của ứng viên về bất kỳ khoản phí bắt buộc nào nếu cần thiết
    • Cam kết thỏa thuận với ứng viên được học bổng những nội dung sau:
    - Kinh phí học bổng được cung cấp bởi DFATD;
    - Ứng viên cần cung cấp cho các trường tại Canada biên nhận thanh toán các khoản phí chính như phí đi lại và nhập cảnh
    - Ứng viên đồng ý chia sẻ thông tin liên lạc của họ với DFATD khi được mời tham gia hội cựu sinh viên nhận học bổng Chính phủ Canada (GCSAA) để tham dự các sự kiện được tổ chức bởi Đại sứ quán Canada hoặc Đơn vị High Commission tại quốc gia của họ và bởi DFATD tại Canada, hoặc cho mục đích phát triển và thống kê; và
     
    • Cung cấp các báo cáo rõ ràng về số lượng và nội dung trong thời gian học bổng.

    Ứng viên nhận học bổng:
     
    • Nộp thư giải trình Letter of Intent cho thấy họ đóng góp cho Chương trình của Liên Hiệp Quốc như thế nào khi họ trở về
    • Tham gia học tập hoặc nghiên cứu toàn thời gian theo định nghĩa của trường tại Canada;
    • Cần thành thạo ngôn ngữ tiếng Anh hoặc tiếng Pháp theo yêu cầu của trường tại Canada trước khi họ đến Canada. Lưu ý học bổng không bao gồm việc đào tạo ngoại ngữ.
    • Ứng viên tham gia học hoặc nghiên cứu trong lĩnh vực dược phẩm, y học, nha khoa hoặc các lĩnh vực y tế khác được loại miễn đào tạo lâm sàng hoặc nghiên cứu định hướng lâm sàng liên quan đến chăm sóc bệnh nhân trực tiếp;
    • Không được giữ bất kỳ học bổng nào khác do Chính phủ Canada cấp;
    • Cần đến Canada trước tháng 9 cho học kỳ mùa thu hoặc tháng 1 cho học kỳ mùa đông;
    • Ứng viên tiến hành nghiên cứu phải đến Canada để nhận học bổng của họ từ ngày 1/8//2020 đến ngày 1/2/2021. Việc ứng viên không đến trong thời gian này có thể dẫn đến việc hủy học bổng. Trong các trường hợp đặc biệt và với sự chấp thuận trước của DFATD, thời hạn nhận có thể được kéo dài đến ngày 1/3/2021;
    • Cần đảm bảo rằng họ có bảo hiểm y tế phù hợp trong toàn bộ thời gian nhận học bổng theo chính sách của trường tại Canada; và
    • Cần tập trung chủ yếu vào việc học tập hoặc nghiên cứu toàn thời gian trong thời gian ở Canada.

    Thông tin quan trọng:
     
    • Đối với các ứng viên nộp vào cao đẳng và đại học, điều cần thiết là cần có văn bản hợp tác và thỏa thuận trao đổi sinh viên hoặc bản ghi nhớ giữa trường tại Canada và trường tại nước sở tại.
    • Đối với ứng viên nộp đơn bậc sau đại học, thì không bắt buộc phải có thỏa thuận.
    • Nếu thỏa thuận trao đổi sinh viên chưa có, thì các ứng viên sau đại học nào tham gia vào sự hợp tác mới giữa các giáo sư từ trường tại Canada và trường tại nước sở tại sẽ được chấp thuận.
    • Học bổng không được hoãn lại và không thể gia hạn.
    • Các ứng viên trước đây đã nhận được học bổng theo Chương trình SEED thì không được tham gia.
    • Đơn xin học bổng được nộp trực tiếp bởi ứng viên hoặc trường tại nước sở tại đều không được nhận.
    • Học bổng không phải chịu thuế bởi Chính phủ Canada cho cả trường tại Canada hoặc người nhận học bổng.

     


    Những cột mốc thời gian quan trọng

     
     

    1. Với các trường tại Canada:


    Hạn chót để các trường tại Canada nộp đơn trực tuyến thay cho các ứng viên là 11:59 tối theo giờ EDT ngày 5/3/2020

    Các trường tại Canada có trách nhiệm đảm bảo các tài liệu được yêu cầu cần gửi trước hạn chót. 

    Các trường tại Canada nên chọn mốc thời gian sớm hơn khi làm việc với các ứng cử viên và trường của ứng viên tại nước sở tại để đảm bảo nhận được các tài liệu kịp thời gian.
     

    2. Với các ứng viên và các trường tại Đông Nam Á


    Các ứng viên nên kiểm tra với trường của họ và trường tại Canada để nắm thông tin thời gian chính xác.

    Các trường của ứng viên tại nước sở tại được yêu cầu cung cấp cho các ứng viên các tài liệu cần thiết cho các trường tại Canada theo tiến độ thời gian thống nhất.
     

    3. Khi đến Canada


    Những ứng viên nhận học bổng cho năm học 2020-2021 có thể bắt đầu học hoặc nghiên cứu sớm nhất là vào ngày 1/8/2020 nhưng không muộn hơn ngày 1/2/2021. Global aff Canada dự kiến ​​phân bổ học bổng SEED mỗi năm trong thời gian 3 năm.
     

    4. Thông báo


    Các trường tại Canada sẽ được cung cấp bản cập nhật sơ bộ về tình trạng đủ điều kiện của các ứng viên của họ vào cuối tháng 4/2020. CBIE sẽ truyền đạt tất cả các cập nhật và kết quả tới người phụ trách chính của trường tại Canada.

    Các trường tại Canada sẽ công bố kết quả dựa vào lựa chọn của họ trước tháng 5/2020 sau khi được Bộ Ngoại giao, Thương mại và Phát triển (DFATD) phê duyệt.

    Các ứng viên  nên liên hệ với trường tại nước sở tại hoặc tại Canada để nắm được tình trạng đơn của họ như thế nào.

    Với những ứng viên được nhận, các trường ở Canada sẽ nhận thỏa thuận  Contribution Agreement và giải ngân học bổng cho ứng viên.
     

    Quy trình nộp đơn

      

    1. Quy trình nộp đơn


    Đối với ứng viên:
    • Trước tiên nên liên hệ với trường học của họ tại nước nhà
    • Cần gửi thư Letter of Intent 
    • Không được nộp đơn trực tiếp

    Trường học của ứng viên tại nước nhà

    Chịu trách nhiệm xác định các ứng viên đáp ứng các yêu cầu nhập học cho trường đối tác Canada và cung cấp tài liệu của ứng viên

    Các trường tại Canada:
     
    • Cần nộp đơn thay mặt cho (các) ứng viên bằng cách nộp đơn đăng ký trực tuyến và tải lên tất cả các tài liệu trước thời hạn;
    • Có thể gửi nhiều đơn đăng ký và có quyền xếp hạng các ứng viên dựa trên các ưu tiên chiến lược của họ;
    • Nên xác định một người duy nhất chịu trách nhiệm quản lý chương trình; và
    • Nên hướng dẫn các nhân viên đang nộp đơn thông báo cho người chịu trách nhiệm quản lý chương trình vì trường có thể thực hiện việc xếp hạng nhiều đơn đăng ký.
    • Các trường tại Canada nên đọc kỹ hướng dẫn cách nộp đơn đăng ký tại Apply for Scholarships with Momentum 

    Các trường tại Canada cần
    • Hoàn thành đơn đăng ký trực tuyến cho mỗi ứng viên.
     
    - Cần đăng ký tài khoản nếu như chưa tạo trước đây.
    - Trong phần “For Non-Canadians”, hãy chọn Canada-ASEAN Scholarships and Educational Exchanges for Development và nhấp vào Đăng ký ngay.
     
    • Nhập dữ liệu vào các thông tin yêu cầu và làm theo hướng dẫn cho từng mục. Lưu ý rằng tên của ứng viên phải giống hệt như trên passport của họ.
    • Tải lên tất cả các tài liệu cần thiết.
    • Sau khi hoàn thành, xác minh dữ liệu trước khi gửi.
    • In đơn đăng ký; và
    • Nộp đơng đăng ký điện tử đến DFATD. Họ sẽ nhận được một tin nhắn xác nhận và số tham chiếu sau khi đơn đăng ký được gửi.

    LƯU Ý: Các trường có thể lưu các đơn đăng ký và hoàn thành chúng sau đó. Đơn đăng ký đã lưu và đã gửi đều sẽ xuất hiện trên trang hồ sơ của trường.
     

    2. Tài liệu cần thiết


    Các tài liệu sau phải được tải lên và đính kèm vào mẫu đơn trực tuyến theo một trong các định dạng sau: .pdf, .jpg, .doc, .docx, .txt hoặc .gif. Mỗi tài liệu phải nhỏ hơn 5 MB để tải lên thành công.

    1. Xác nhận công dân: bản sao passport hoặc tài liệu xác nhận công dân quốc gia có ngày hợp lệ. Nếu tài liệu nhận dạng bằng ngôn ngữ khác tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, ứng viên cần cung cấp bản dịch tiếng Anh hoặc tiếng Pháp của tài liệu nhận dạng do trường đối tác quốc tế  phê duyệt. Lưu ý: bằng lái xe, thẻ thường trú, thẻ sinh viên hoặc giấy chứng nhận rửa tội không được chấp nhận làm xác nhận công dân. Quốc gia được chọn trong mẫu đơn trực tuyến phải là quốc gia chứng minh quốc tịch của ứng viên

    2. Xác nhận đăng ký toàn thời gian: một lá thư bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp từ trường ở nước sở tại, trên tiêu đề thư chính thức, đề ngày trong vòng sáu tháng qua, xác nhận rằng ứng viên hiện đang theo học chương trình toàn thời gian và sẽ tiếp tục đăng ký theo học khi họ trở lại và cung cấp ngày hoàn thành dự kiến ​​của chương trình này.

    Bức thư cần ghi rõ:
    • Chương trình và mức độ học tập của ứng viên từ trường ở nước sở tại
    • Tình trạng tuyển sinh toàn thời gian từ trường ở nước sở tại; và
    • Ngày hoàn thành dự kiến ​​của chương trình từ trường ở nước sở tại

    Lưu ý: bản sao bảng điểm, thẻ sinh viên hoặc thư nhập học không được chấp nhận (tối đa một trang).

    3. Thư Letter of Intent của ứng viên

    4. Thư từ trường ở nước sở tại: được viết bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp từ người hướng dẫn của ứng viên, giáo sư hoặc giám đốc mảng chương trình quốc tế của trường giải thích bản chất của việc học tập hoặc nghiên cứu. Nội dung thư (tối đa 1 trang) cần giải thích bằng cách nào ứng viên và trường ở nước sở tại sẽ được hưởng lợi từ chương trình học bổng này, và đánh giá của họ về tính cam kết và năng lực của ứng viên trong việc sử dụng chương trình học tập hoặc nghiên cứu ở Canada để giúp chống đói nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển trong khu vực ASEAN.

    5. Thư mời từ giám sát viên người Canada: đơn đăng ký cho sinh viên tốt nghiệp phải bao gồm thư của giám sát viên người Canada cho biết họ sẵn sàng hỗ trợ và cố vấn cho ứng viên. Thư (tối đa một trang) được viết bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, được ký và thể hiện sự hỗ trợ cho ứng viên trong thời gian trao đổi và chứng minh trường tại Canada, giám sát viên và đồng nghiệp Canada sẽ được hưởng lợi như thế nào .

    6. Bản sao đã ký của Biên bản ghi nhớ (MOU) hoặc Thỏa thuận với trường đối tác: một thỏa thuận hoặc bản ghi nhớ, bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, được ký bởi cả hai trường cho thấy rằng học phí sẽ không bị tính phí và bao gồm một vài lợi ích chung. Điều khoản cụ thể trong đó học phí được miễn phải cần ghi rõ trong thỏa thuận khi nộp đơn đăng ký hoặc phải được xác nhận bằng văn bản trong một lá thư gắn với thỏa thuận được ký bởi cả hai trường.

    Lưu ý: một bản sao có chữ ký của Biên bản ghi nhớ (MOU) hoặc Thỏa thuận trên là bắt buộc đối với ứng viên bậc cử nhân. Đối với các ứng viên sau đại học, họ nên đưa vào đơn đăng ký thỏa thuận đã ký nếu chương trình trao đổi được thực hiện.

    7.Tuyên bố thông báo bảo mật: một bản sao của  Privacy Notice Statement for non-Canadian participants ký và ghi ngày bởi ứng viên.
     

    3. Tiến trình lựa chọn


    Các hướng dẫn sau đây được tuân theo để đánh giá và lựa chọn đơn đăng ký:
    • Tất cả các đơn đăng ký trực tuyến nhận được trước hạn chót sẽ được sàng lọc trước để đảm bảo chúng đáp ứng các yêu cầu đủ điều kiện của chương trình.
    • Các đơn đăng ký đủ điều kiện và đầy đủ, bao gồm các tài liệu cần thiết sẽ được đánh giá dựa trên các tiêu chí sau:
     
    - Mối liên kết của việc học tập hoặc nghiên cứu được ứng viên đề xuất sẽ thực hiện ở Canada theo Chương trình về sự phát triển bền vững vào năm 2030
    - Ứng viên cam kết việc học tập hoặc nghiên cứu của họ tại Canada sẽ giúp chống lại nghèo đói và thu hẹp khoảng cách phát triển các nước trong khu vực Đông Nam Á;
    - Lợi ích cho trường, giám sát viên và đồng nghiệp ở nước sở tại;
    - Lợi ích cho trường, giám sát viên và đồng nghiệp  tại Canada; và
    - Sức mạnh của các mối liên kết sẽ được tạo ra thông qua chương trình trao đổi
     
    • Nếu số lượng đơn đăng ký nhiều hơn mức học bổng, các trường tại Canada sẽ được yêu cầu xếp hạng các ứng viên đủ điều kiện dựa trên các ưu tiên chiến lược của họ.
     
     

    4. Điều kiện để được xem xét đơn đăng ký


    Chỉ các đơn đăng ký được gửi trực tiếp bởi các trường tại Canada.

    Chỉ các lĩnh vực học tập hoặc nghiên cứu phù hợp và đóng góp vào việc thực hiện Chương trình về sự phát triển bền vững vào năm 2030 mới đủ điều kiện theo Chương trình SEED. Chỉ những ứng viên thể hiện cam kết và năng lực sử dụng việc học tập hoặc nghiên cứu của họ ở Canada để giúp chống lại nghèo đói và thu hẹp khoảng cách phát triển trong khu vực ASEAN.

    Quản trị chương trình học bổng không thể cung cấp thông tin phản hồi cho các ứng viên nếu họ không nhận được học bổng.

    Những học bổng này tùy thuộc vào sự tài trợ của Chính phủ Canada

     
    Thông Tin Du Học
    Bài viết được đăng bởi:
    Disclaimer: Thông Tin Du Học là một tổ chức giáo dục được thành lập nhằm mục tiêu cung cấp thông tin và làm cầu nối cho các phụ huynh học sinh, các công ty du học và các trường trong và ngoài nước. Chúng tôi không phải là một đơn vị tư vấn du học. Chúng tôi giữ quyền miễn trừ trách nhiệm với thông tin mà chúng tôi cung cấp. Mọi quyết định của các bạn không thể bỏ qua sự hỗ trợ của các công ty di trú chuyên nghiệp.
    Thảo luận