1. Học chương trình cao đẳng dễ có việc làm hơn chương trình đại học
Sai. Như chúng tôi có thống kê trong bài viết "Học trường nào, ngành nào dễ xin việc ở British Columbia", thậm chí trong cùng một trường thì phần lớn là bằng đại học vẫn có tỷ lệ có việc cao hơn bằng cao đẳng. Hơn nữa, trong phân tích "Bằng cấp nào dễ định cư ở Canada" của bài viết khác, chúng tôi cho thấy chính phủ Canada vẫn đang ưu tiên cho chương trình Thạc sỹ với 48% có ITAs (thư mời lấy PR), chương trình học từ 3 năm hoặc đại học với 42% có ITAs. Gần nhất, trong bài viết khác, chúng tôi thống kê cho thấy số liệu tỷ lệ đậu Visa Canada của chương trình cao đẳng chỉ có 68% trong khi chương trình đại học là 77% (trong điều kiện không phải học tiếng Anh dự bị). Vì vậy, chúng ta thấy rằng chương trình Cao đẳng có ưu thế kém hơn hẳn.
Nhưng nếu ở khía cạnh ngược lại, chúng ta cũng võ đoán khi nói "Học chương trình đại học sẽ có việc làm tốt hơn chương trình cao đẳng". Tốt nhất nên nói, "ở một số điều kiện, một số chương trình học, một số khu vực thì chương trình đại học vẫn chiếm ưu thế hơn".
2. Nếu tôi học chương trình 2 năm trở lên, tôi chắc chắn sẽ có được PGWP 3 năm
Sai. Không ai có thể đảm bảo cho việc bạn có Post Graduate Work Permit 3 năm ngay cả khi bạn học chương trình 4 năm. Lý do là chính phủ họ dùng từ "eligible" hoặc "may be" vốn rất "đau đầu" khi diễn giải. Ngoài ra, họ còn cân nhắc rất nhiều yếu tố khác ví dụ như: "regularly summer breaks" (thời gian nghỉ hè thường lệ), "letter confirming completion of the program of study" (giấy xác nhận hoàn tất chương trình học), "leave from studies" (tạm ngừng học trong thời gian học), "part-time status" (tình trạng học bán thời gian), và rất nhiều yếu tố khác.
Một trong những điều vớ vẫn nhất khi không được cấp PGWP 3 năm là bởi vì passport hết hạn hoặc không đủ hạn đến 3 năm. Trong trang chính thức của chính phủ, họ có ghi chú rất rỏ là:
"The validity period of the post graduation work permit may not go beyond the applicant's passport validity date" (xem nguồn).
Vì vậy, chúng tôi khuyên bạn hết sức cẩn thận.
3. Tôi có thể rút ngắn chương trình học từ 2 năm xuống 1-1.5 năm nhưng vẫn có được PGWP 3 năm
Sai. Mặc dù chính phủ cho phép "Accerated Studies", cho phép du học sinh học hoàn tất nhanh chương trình của mình trong khi vẫn đảm bảo được độ dài tốt nhất của PGWP, nhưng điều này không có nghĩa là bạn có thể áp dụng với tất cả chương trình và tất cả các trường. Chính phủ Canada ghi rất rỏ là:
"If the officer notes that the duration of studies was shorter than the duration of the program, as indicated in the letter confirming the completion of the program of study, and the program was not completed in an accelerated form, the post‑graduation work permit may be issued in accordance with the duration of studies. For example, if the applicant undertook classes for a period of 12 months, not in an accelerated form, but their degree notes that it is a 2‑year degree, the post-graduation work permit may be issued for 12 months, in accordance with the duration of their studies."
Vì vậy, tốt nhất bạn nên hỏi trường bạn về việc học nhanh "accelerated" cho kỹ nhé.
Nếu một chương trình MBA gồm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 là Foundation (2 học kỳ), giai đoạn 2 là MBA chính thức (3 học kỳ nữa). Theo như câu chữ ở trên, trong trường hợp du học sinh quốc tế nếu được miễn Foundation bằng văn bằng ngoài Canada và thời gian hoàn thành chương trình MBA tại Canada từ 5 học kỳ/ 2 năm xuống chỉ còn 3 học kỳ/ 1-1.5 năm và chắc chắn sẽ không nằm trong "Accelerated Form". Ngược lại, nếu bạn đã học tại 1 trường hoặc 1 chương trình ở Canada trước đó (ví dụ như Post graduate diploma) và được miễn Foundation, thì bạn vẫn có thể được phép (eligible) cho Post Graduate Work Permit 3 năm và được xét theo nhóm 2 chương trình liên tục và cũng không nằm trong "Accelerated Form".
Các bạn cần phải hết sức thận trọng vì câu chữ của Luật thường rất lách léo và không bao hàm hết được toàn bộ tình hình diễn ra trong thực tế. Lời khuyên của chúng tôi là cho dù du học sinh được miễn, cũng nên xin nhà trường học cho đủ 4 học kỳ cho toàn bộ chương trình cuối cùng để chắn ăn hơn.
4. Tôi có thể đăng ký 2 chương trình ngắn hạn lại để được PGWP 3 năm
Có thể. Nhưng các bạn lưu ý rằng chương trình thứ 2 phải có độ dài hoặc ở bậc ngang hoặc cao hơn chương trình phía trước. Nếu cả 2 chương trình đều có DLI để xin PGWP thì thời gian bạn được cấp sẽ là tổng 2 chương trình đó cộng lại. Nếu chương trình phía trước từ 1 trường không có DLI thì bạn chỉ được cấp PGWP tương đương với chương trình thứ 2. Nếu đã lỡ xin PGWP sau khi hoàn tất chương trình thứ nhất là không khả quan, vì PGWP chỉ được cấp 1 lần thôi nhé.
5. Không nên xin Open Work Permit từ Việt Nam vì sẽ rất khó được duyệt, nên xin Visitor Visa trước
Sai. Bản thân chúng tôi cũng đã vướng phải cái sai này. Luật cho phép 1 du học sinh ngay khi có Study Permit thì vợ/ chồng họ được cho phép để xin Open Work Permit. Chúng tôi đã thấy 1 số trường hợp thành công của ít nhất 2 công ty tại Việt Nam và điều này làm chúng tôi thay đổi quan điểm ban đầu.
6. Nếu muốn định cư đừng học ở tỉnh bang B.C vì khó tìm việc và định cư lắm
Sai. Trong phân tích của bài viết "Các tỉnh bang dễ định cư ở Canada" chúng tôi có số liệu thống kê của chính phủ, kết quả là sau Ontario thì tỉnh bang B.C là tỉnh bang cấp nhiều ITAs nhất. Tuy việc cấp nhiều không phản ánh toàn bộ cơ hội định cư ở nơi đây nhưng theo Wiki thì tỉnh bang B.C. là tỉnh bang có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất Canada, với chỉ 4.3% sau Yukon. Chúng tôi đang ngụ ý rằng tỷ lệ có việc tỷ lệ thuận với khả năng xin PR.
7. Nếu muốn dễ định cư hãy đi học tại tỉnh bang Manitoba
Sai. Mặc dù Manitoba cũng là một địa điểm có nhiều cơ hội định cư nhưng trên các báo cáo thực tế vẫn kém hơn các tỉnh bang British Columbia hay Ontario rất nhiều. Hãy xem số liệu năm 2017:
(Còn tiếp)