Chào mừng các bạn đã quay lại với series Bí quyết thi IELTS, bài viết ngày hôm nay sẽ mang đến cho bạn những bí kíp tham khảo cho phần thi Speaking, một trong những phần khó nhằn nhất mà nhiều thí sinh quan tâm đến.
Chuẩn bị là thiết yếu
Bạn không thể chuẩn bị cho mọi câu hỏi có thể xuất hiện trong bài kiểm tra nói, nhưng những điều cần thiết phải chuẩn bị là gì? Dưới đây là một danh sách những chủ đề thường gặp trong phần Speaking:
- Sở thích: Hãy liệt kê sẵn những thứ bạn yêu thích. Chuẩn bị sẵn ý để nói về cuốn sách, bộ phim, âm nhạc hoặc trang web yêu thích của bạn.
- Con người: Hãy chuẩn bị bài nói về một người nổi tiếng hay một thành viên trong gia đình bạn.
- Hoạt động: Bạn nên chuẩn bị một số ý tưởng về một sở thích hay mô tả một ngày trong cuộc sống của bạn.
- Sự kiện: Cố gắng ghi nhớ một số khoảnh khắc đặc biệt trong cuộc sống của bạn, chẳng hạn như sinh nhật, lễ hội và đám cưới…
- Địa điểm: Bạn nên chuẩn bị để nói về nơi bạn sống. Ngoài ra, hãy suy nghĩ về những nơi bạn đã đến, những gì bạn đã làm ở đó và tại sao bạn thích hoặc không thích chúng.
- Đồ vật: Bạn có thể nói về những thứ bạn sử dụng hàng ngày, một thứ bạn muốn mua, hoặc một món quà mà bạn nhận được.
Hãy nhớ rằng trong phần 2 bạn luôn được yêu cầu "mô tả". Hãy chắc chắn rằng bạn chuẩn bị một số tính từ tốt cho mỗi chủ đề, đảm bảo bạn có thể nói về ý kiến và cảm xúc của mình, và suy nghĩ về một số ví dụ hoặc một câu chuyện để giúp cho mô tả của bạn thú vị hơn.
Ý tưởng và cấu trúc
Khi trả lời các câu hỏi trong phần 3, có 3 bước mà bạn nên làm theo. Bạn nên thực hành các bước này trong đầu khi bạn trả lời:
- Trả lời trực tiếp câu hỏi
- Giải thích với một hoặc nhiều lý do
- Cho ví dụ
Lên ý tưởng và bày tỏ ý kiến của bản thân là hết sức quan trọng trong phần 3 của IELTS Speaking. Ngay cả khi ngữ pháp của bạn xuất sắc, bạn cũng khó có thể đạt điểm cao nếu bạn không biết mình muốn nói gì.
Kể chuyện
Bạn nên chuẩn bị một số ví dụ hoặc câu chuyện để làm cho mô tả của bạn thú vị hơn (trong phần 2 và có thể cả phần 3). Khi nói bằng ngôn ngữ gốc, chúng ta kể chuyện mọi lúc. Ví dụ, bạn có thể nói với một thành viên trong gia đình bạn về những gì đã xảy ra tại nơi làm việc trong ngày hôm nay hoặc bạn có thể kể với bạn bè của mình về một bộ phim bạn đã xem tối qua. Khả năng kể chuyện bằng tiếng Anh là một dấu hiệu cho thấy bạn đang trở nên thành thạo ngôn ngữ này.
Nếu bạn không hiểu lời giám khảo
Nên làm gì nếu bạn không hiểu một câu hỏi trong bài kiểm tra nói? Đây là một số lời khuyên:
- Phần 1: Trong phần 1, giám khảo không được phép giúp bạn, nhưng bạn có thể yêu cầu họ lặp lại câu hỏi. Nếu bạn vẫn không hiểu lần thứ hai, hãy cố gắng nói điều gì đó liên quan đến chủ đề hoặc bất kỳ từ nào bạn nghe được, sau đó tập trung vào câu hỏi tiếp theo.
- Phần 2: Bạn được cấp một thẻ nhiệm vụ với câu hỏi được viết trên đó, vì vậy bạn sẽ không có bất kỳ vấn đề nào trong phần này. Nếu có một từ mà bạn không hiểu trên thẻ nhiệm vụ, đừng hỏi giám khảo, họ không được phép giúp đỡ bạn.
- Phần 3: Trong phần thi này, giám khảo được phép đọc lại câu hỏi. Nếu bạn không hiểu, hãy nhờ họ nhắc lại câu hỏi theo một cách khác.
- Trong bài kiểm tra nói, một số thí sinh cố gắng kéo giám khảo vào cuộc trò chuyện, bạn tuyệt đối không nên làm điều này. Trên thực tế, bạn chỉ có thể đặt câu hỏi khi bạn không nghe rõ những gì giám khảo nói.
Nói chậm và cẩn thận
Mặc dù bạn có thể bị giám khảo hạ điểm nếu bạn do dự quá thường xuyên nhưng sẽ không sao khi nói chậm và cẩn thận hơn một chút. Nhiều thí sinh nói quá nhanh và điều này gây ra một số vấn đề. Nếu bạn nói quá nhanh, bạn có nhiều khả năng mắc lỗi ngữ pháp hoặc phát âm, và mất đi sự rõ ràng và mạch lạc. Nếu bạn nói chậm lại, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để suy nghĩ, phát âm các từ rõ ràng và tự sửa lỗi nếu cần thiết.
Dừng lại và mỉm cười
Trong phần 1 của bài kiểm tra nói, bạn cần đưa ra câu trả lời ngắn gọn và trực tiếp. Khi bạn đã đưa ra câu trả lời của mình, bạn nên dừng lại và chờ câu hỏi tiếp theo.
Vấn đề thường gặp là nhiều thí sinh tiếp tục nói ngay cả khi họ đã đưa ra một câu trả lời tốt vì họ cảm thấy lo lắng về việc im lặng. Khi họ tiếp tục nói, họ bắt đầu do dự và lặp lại những gì đã nói làm cho câu trả lời trở nên lủng củng khiến giám khảo phải ngắt lời thí sinh để chuyển sang câu hỏi tiếp theo.
Một giải pháp tốt mà bạn có thể sử dụng là dừng lại và mỉm cười. Khi bạn đã trả lời câu hỏi, hãy tự tin dừng lại và mỉm cười với giám khảo để cho thấy rằng bạn đã sẵn sàng cho câu hỏi tiếp theo. Bạn không được đánh giá về nụ cười hay ngôn ngữ hình thể trong bài thi nói. Ý tưởng dừng lại và mỉm cười chỉ đơn giản là một cách để cho giám khảo thấy rằng bạn đã sẵn sàng cho câu hỏi tiếp theo, giúp phần thi của bạn trở nên trôi chảy hơn.
Vấn đề thường gặp là nhiều thí sinh tiếp tục nói ngay cả khi họ đã đưa ra một câu trả lời tốt vì họ cảm thấy lo lắng về việc im lặng. Khi họ tiếp tục nói, họ bắt đầu do dự và lặp lại những gì đã nói làm cho câu trả lời trở nên lủng củng khiến giám khảo phải ngắt lời thí sinh để chuyển sang câu hỏi tiếp theo.
Một giải pháp tốt mà bạn có thể sử dụng là dừng lại và mỉm cười. Khi bạn đã trả lời câu hỏi, hãy tự tin dừng lại và mỉm cười với giám khảo để cho thấy rằng bạn đã sẵn sàng cho câu hỏi tiếp theo. Bạn không được đánh giá về nụ cười hay ngôn ngữ hình thể trong bài thi nói. Ý tưởng dừng lại và mỉm cười chỉ đơn giản là một cách để cho giám khảo thấy rằng bạn đã sẵn sàng cho câu hỏi tiếp theo, giúp phần thi của bạn trở nên trôi chảy hơn.
Cách cải thiện phát âm
25% số điểm phần Speaking của bạn là dành cho phát âm. Nhiều người nhầm lẫn phát âm với giọng, chúng không phải là một. Bạn không cần phải nói với một giọng chuẩn như người bản xứ. Trong thực tế, giám khảo sẽ không đánh giá giọng của bạn. Điểm phát âm của bạn dựa trên những tiêu chí sau:
- sự rõ ràng (nói rõ ràng)
- tốc độ (không quá nhanh, không quá chậm)
- trọng âm của từ
- trọng âm câu
- ngữ điệu (sự lên xuống của giọng nói)
Cách tốt nhất để cải thiện phát âm là luyện tập với người bản ngữ và nhờ họ sửa lỗi cho bạn. Nhưng nếu bạn không có một giáo viên riêng hoặc người bản ngữ có thể giúp đỡ bạn theo cách này, giải pháp tốt nhất bạn có là học cách sao chép. Thay vì cố gắng dịch các ý tưởng từ ngôn ngữ của bạn hoặc cố gắng xây dựng các câu sử dụng kiến thức về ngữ pháp tiếng Anh của mình, bạn hãy nhắm đến việc xây dựng các câu bằng cách sử dụng các cụm từ hoặc một nhóm từ ngữ chính xác mà bạn đã thấy hoặc nghe người bản ngữ sử dụng.