Chọn lộ trình du học Canada, tưởng dễ mà không hề dễ (P.3) – Lộ trình nào cho học sinh muốn học cao đẳng tại Canada?

Trong 2 phần chọn lộ trình học tập trước, chúng tôi đã phân tích cho quý phụ huynh, học sinh và các bạn tư vấn viên về các cơ sở cần tính toán để lựa chọn lộ trình, để làm sao vừa có visa, vừa có cơ hội việc làm và vừa có khả năng định cư cao. Trong phạm vi bài này, chúng tôi sẽ phân tích tiếp phần lựa chọn lộ trình cho những ai muốn học cao đẳng.

Đăng ký tài khoản

Cảm ơn bạn đã đăng ký!

Success
Mục lục


    Nếu các bạn chưa xem 2 phần trước đó, vui lòng xem:
     
     

    Trước hết, chúng ta cần hiểu chương trình cao đẳng - diploma programs và apprenticeship programs

     
    Người Việt Nam chúng ta thường có chương trình trung cấp, cao đằng phân biệt với chương trình đại học. Chương trình trung cấp thường học 1-1.5 năm, sau đó liên thông lên cao đẳng cũng tầm 1-1.5 năm, rồi tiếp tục liên thông lên đại học từ 1-2 năm.

    Tương tự, ở Canada sẽ có các chương trình:
     
    • Chứng chỉ ngắn hạn (certificate): 3-12 tháng.
    • Cao đẳng nghề (apprenticeship programs) kéo dài từ 3-18 tháng. Tôi tạm gọi là chương trình professional, làm trong các nhóm lĩnh vực như: group NOC 72 (industrial, electrical and contruction trades), 73 (maintenance, equipment operation trades), 82 (argiculture and related production), 92 (processing, manufacturing and ultinities…), 632 (chef and cook), 633 (butchers and bakers). Đặc trưng của nhóm cao đẳng nghề này thì học ngắn hạn để làm việc và không cần nghiên cứu và bằng cấp nâng cao.
    • Cao đẳng học thuật: các chương trình này nằm trong nhóm nghiên cứu, có thể học tiếp lên đại học, hoặc tiếp tục học cao hơn (thạc sỹ, tiến sỹ). Ví dụ là các chương trình cao đẳng kế toán, kiểm toán, tài chính, marketing, quảng cáo, truyền thông, kinh doanh…
    • Các chương trình post gradudate: từ 1-2 năm, với điều kiện đầu vào yêu cầu phải có một bằng cao đẳng hoặc đại học trước đó. Thật chất của các chương trình này là một diploma văn bằng 2.
    • Và các chương trình hệ degree như đại học, thạc sỹ…

    Nhiều người truyền đạt các thông tin dựa trên lăng kính cá nhân rằng bằng cao đẳng dễ có việc làm hơn bằng đại học. Thật tế không phải vậy, như trong bài viết này chúng tôi đã phân tích, cùng một trường và nhóm chuyên ngành, bằng đại học vẫn có cơ hội nhỉn hơn:
    https://thongtinduhoc.org/tin-tuc/thong-ke-ty-le-co-viec-dua-theo-cac-truong-nganh-hoc-va-bang-cap-tai-tinh-bang-bc-canada-p277.html

    Tuy nhiên, đối với các chương trình apprenticeship, thật tế cơ hội nghề nghiệp là rất lớn. Nếu không vì thế thì chính phủ sẽ không cộng 50 điểm additional points trong chương trình định cư cho những nhóm ngành nghề cần phải có certificate of qualification cho các nhóm 72, 73, 82, 92, 632, 633 như chúng tôi đã đề cập ở trên.
     

    Thứ 2, phải hiểu chính xác NOC là gì


    Có nhiều bạn cho đến khi học xong ở Canada mà vẫn còn khá mơ hồ với chương trình Express Entry, các cổng để vào, và chưa hiểu đúng về NOC.

    Express Entry là một hệ thống gồm 3 cổng vào cơ bản là Federal Skilled Worker (FSW), Federal Skilled Trades (FST), và Canadian Experience Class (CEC). Có thể hiểu Express Entry là một hồ bơi và đối tượng đi bơi gồm 3 nhóm FSW, FST và CEC – mỗi nhóm sẽ có điều kiện để xuống hồ bơi khác nhau như bơi ở khu vực cạn, mặc áo phao, đeo kiếng bơi vào…thì mới được bơi, còn sau đó bơi được bao nhiêu mét để dành chiến thắng thì tính sau.

    Chính phủ Canada đưa ra bảng phân loại ngành nghề quốc gia gồm các nhóm 0 (zero), A, B, C, và D. Trong từng nhóm sẽ là các chức danh công việc và bằng cấp cần phải có là gì thì mới được coi là thỏa mãn để tính điểm kinh nghiệm cho nhóm đó.
     
    • Nhóm NOC 0: là nhóm dành cho các nhà quản lý, ví dụ như: restaurant managers, mine managers, shore captains (fishing), recruitment manager... Trang của chính phủ không đề cập cụ thể rằng bạn bắt buộc phải có bằng đại học hoặc thạc sỹ để được tính kinh nghiệm theo nhóm NOC 0 nhưng trên thực tế bạn cần phải có tối thiểu là một bằng đại học để được làm ở vị trí quản lý và claim kinh nghiệm ở nhóm NOC 0. Nhiều người hiểu sai rằng khi tôi học lên thạc sỹ và đi làm việc thì được tính kinh nghiệm ở nhóm NOC 0 là không đúng. Bằng cấp tối thiểu là cần nhưng chưa đủ. Bạn phải có việc làm và chức danh công việc như được mô tả trong NOC 0 thì mới được claim kinh nghiệm là NOC 0.
    • Nhóm NOC A: là nhóm mà thường cần phải có bằng đại học để làm các việc như: doctors, dentists, architects, accountants…Khi có bằng đại học, bạn có thể claim kinh nghiệm từ nhóm 0, đến A, B, C, D tùy vào chức danh và mô tả công việc như đã nói ở trên.
    • Nhóm NOC B: là nhóm mà chỉ cần có bằng cao đẳng (cả appretice ship), và bạn chỉ có thể claim kinh nghiệm từ nhóm B, C, và D.
    • Nhóm C: chỉ cần bằng trung học và chỉ có thể claim kinh nghiệm cho nhóm C và D.
    • Nhóm D: không cần bằng cấp, cần làm gì thì đào tạo cái đó.


    Đối tượng nào nên học cao đẳng và đối tượng nào không nên?


    Từ việc hiểu chính xác các nhóm NOC, chúng ta mới biết cổng nào vào phù hợp với chúng ta để chọn lựa bằng cấp và hướng đi phù hợp:
     
    • Cổng vào CEC: cổng này điều kiện khá dễ dàng. Không yêu cầu Job ofer hay bằng cấp. Điều kiện kiên quyết là trong 3 năm kinh nghiệm gần nhất phải có 1 năm kinh nghiệm làm việc tại Canada. Cổng này chỉ nhận các nhóm NOC 0, A, và B, tức là người đã có bằng cao đẳng hoặc đại học. Nếu bạn có kinh nghiệm ở NOC B thì điều kiện tiếng Anh yêu cầu chỉ là CLB 5. Đối tượng phù hợp với nhóm này sẽ là các du học sinh học tối thiểu chương trình cao đẳng tại Canada và có 1 năm kinh nghiệm làm việc tại Canada. Hoặc là các spouse có open work permit khi vợ/chồng của họ có study permit tại Canada. Ưu điểm của CEC là điều kiện đầu vào tối thiểu, xét hồ sơ nhanh nhưng không có nghĩa là ứng cử viên chắc chắn sẽ được ITA vì như chúng tôi đã nói, bạn chỉ mới đủ điều kiện xuống hồ bơi, còn bơi như thế nào để chiến thắng thì sẽ tính bằng điểm CRS sau đó.
    • Cổng vào FST: cổng này cần có 2 năm kinh nghiệm làm việc tối thiểu (trong hay ngoài Canada đều được) nhưng cái khó là yêu cầu ứng cử viên phải có job offer (full-time hoặc tối thiểu 1 năm) hay phải có certification of qualification. Nếu có một trong 2 yêu cầu trên thì ứng viên mới có đủ điều kiện apply. Cổng này chỉ nhận NOC B. Việc có valid job-offer (LMIA) dành cho NOC B là bất khả thi, tuy nhiên nếu có certification of qualification thì ứng cử viên sẽ được cộng thêm 50 điểm. Ưu điểm của cổng này là điều kiện đầu vào thấp, tiếng Anh chỉ cần CLB 5 cho speaking và listening, CLB 4 cho reading và writing, có thể được cộng thêm 50 điểm – nhưng ứng cử viên bắt buộc phải có kinh nghiệm tối thiểu 2 năm VÀ phải có job offer hoặc certification of qualification. Vì vậy, cổng này chỉ dành cho đối tượng du học sinh Việt Nam đã có đủ 2 năm kinh nghiệm và sẽ chọn các chương trình có thể lấy được certification of qualification còn không thì phải tìm cách lấy job offer. Các spouse đi kèm với du học sinh có thể cân nhắc cổng này khi có đủ kinh nghiệm làm việc. Học sinh chưa có kinh nghiệm tại Việt Nam không nên đi cổng này.
    • Cổng FSW: không như 2 cổng trên, cổng này được ví như dành cho vận động viên chuyên nghiệp. Ứng cử viên vào cổng này phải được cân đo đong đếm số đo 3 vòng, cân nặng, thành tích…bằng 6 yếu tố chọn lựa (Language skills, Education, Work experience, Age , Arranged employment in Canada, Adaptability points) để xem có đủ điều kiện vào hồ bơi là 67/100 điểm hay không. Đủ thì cho vào, không đủ đuổi ra. Và nếu đủ thì vẫn không đảm bảo là sẽ chiến thắng mà phải bơi và tính điểm CRS của Express Entry một lần nữa. Vào cổng này thì phải có tiếng Anh cao tý CLB band 7, có bằng đại học hay cao đẳng điều OK vì cho phép NOC 0, A, B nhưng phải có 1,560 giờ làm việc (trong hay ngoài Canada điều được), và nếu có kinh nghiệm trong Canada thì sẽ tăng điểm CRS. Với việc yêu cầu có kinh nghiệm làm việc thì thấy rỏ ràng là bất lợi cho học sinh mới tốt nghiệp và chưa có kinh nghiệm, hoặc có bằng cao đẳng mà không có kinh nghiệm cũng toi. Cổng này chỉ nên dành cho các học sinh giỏi, có tiếng Anh tốt, học chương trình đại học và nên có kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam. Nếu chưa có kinh nghiệm là việc tại Việt Nam thì phải làm sao để có tối thiểu 1.560 giờ làm việc tại Canada.


    Vậy cơ hội nào dành cho chương trình cao đẳng?


    Nói dông dài ở trên để cho chúng ta hiểu việc chọn lựa lộ trình để thỏa mãn yếu tố visa, có việc làm và có khả năng định cư cao nó phức tạp như thế nào.

    Chúng tôi không đánh giá thấp chương trình cao đẳng nhưng khuyên bạn phải cân nhắc chọn lựa lộ trình thật khôn ngoan, vì nó sẽ khiến cuộc đời bạn “nở hoa” hay “bế tắc” chỉ sau một vài năm.

    Nếu bạn là học sinh mới tốt nghiệp trung học và điều kiện tài chính khiến bạn phải chọn chương trình cao đẳng hãy ưu tiên chọn các chương trình nào cần phải có certification of qualification để hành nghề nhằm mục tiêu 50 điểm cộng thêm, vẫn cải thiện điểm IELTS càng cao càng tốt, tích lũy tối thiểu 1 năm kinh nghiệm làm việc tại Canada để “chui” vào hệ thống Express Entry qua cổng CEC và gắng tích lũy đủ điểm để bơi trong CRS của Express Entry.

    Nếu vì điều kiện tài chính mà phải học cao đẳng và đã có một số năm kinh nghiệm tại Việt Nam, bạn có thể chọn học các ngành nghề dễ xin việc để có job offer hoặc phải có certification of qualification đồng thời cải thiện tiếng Anh tốt và chờ thời cơ. Vì song song với các đợt rút thăm chung, sẽ tồn tại các đợt rút thăm riêng chỉ dành cho FST và điểm CRS cho các đợt này sẽ giảm rất nhiều, như bài viết này chúng tôi đã đề cập:
     

    Nếu bạn có open work permit vì có spouse đang có study permit hợp lệ thì chúc mừng bạn, bạn có nhiều cơ hội và cứ thoải mái chọn lựa cổng vào như chúng tôi đã đề cập bên trên. Khi ấy, chọn chương trình cao đẳng ngắn hạn cũng sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí cho bạn. Đặc biệt, nếu bạn có bằng đại học tại Việt Nam và một vài năm kinh nghiệm làm việc trước đó thì hết sức tuyệt vời. Không cần phải học đại học hay thạc sỹ làm gì.

    Chúc các bạn có sự lựa chọn phù hợp, hãy liên hệ với chúng tôi nếu cần lập lộ trình tư vấn nhé.
    Thông Tin Du Học
    Bài viết được đăng bởi:
    Disclaimer: Thông Tin Du Học là một tổ chức giáo dục được thành lập nhằm mục tiêu cung cấp thông tin và làm cầu nối cho các phụ huynh học sinh, các công ty du học và các trường trong và ngoài nước. Chúng tôi không phải là một đơn vị tư vấn du học. Chúng tôi giữ quyền miễn trừ trách nhiệm với thông tin mà chúng tôi cung cấp. Mọi quyết định của các bạn không thể bỏ qua sự hỗ trợ của các công ty di trú chuyên nghiệp.
    Thảo luận